Trung Quốc ráo riết tuyển phi công tàu sân bay
Mỹ phản đối Trung Quốc thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông |
Tàu sân bay Mỹ đang tiến theo hướng về phía Quần đảo Kuril để dằn mặt Nga |
Tàu sân bay Liêu Ninh (16) cùng các tàu cùng nhóm tác chiến. CHINAMIL |
Cụ thể, hải quân Trung Quốc tổ chức kỳ thi tuyển dụng phi công hải quân với đối tượng là các học sinh phổ thông và vừa tốt nghiệp phổ thông, từ 16-19 tuổi.
“Trong số này, 49% ứng viên trúng tuyển sẽ được đào tạo phi công tàu sân bay”, theo CCTV dẫn lời một quan chức của cơ quan phụ trách tuyển dụng cho hải quân.
Việc tăng cường tuyển dụng trên nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt phi công khi Bắc Kinh muốn nhanh chóng triển khai nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay.
Trong chuyến thăm trường Đại học Không quân Trung Quốc tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Hiện tại chúng ta sở hữu vũ khí phòng không và chiến đấu cơ hiện đại, chúng ta cần phải có tinh thần thắng lợi, đó là linh hồn của quân đội mạnh”.
Chủ tịch Tập Cận Bình khi đến thăm Đại học Không quân Trung Quốc. Ảnh: Xinhua |
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng “việc đào tạo phi công thể hiện kỳ vọng của Đảng và nhân dân cũng như mong ước xây dựng quân đội hùng mạnh”.
Nhà phân tích quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh nói: “Trung Quốc cần số lượng lớn phi công chiến đấu cơ bởi mục tiêu tăng cường năng lực không quân trong những năm gần đây”.
Ông Song Zhongping phân tích rằng Trung Quốc thiếu năng lực tấn công chiến lược, đặc biệt ở những khu vực xa bờ biển do vậy yếu tố phản ứng nhanh chóng trên không ngày càng quan trọng.
Tàu sân bay Sơn Đông trong chuyến thử nghiệm đầu tiên của năm 2020. Ảnh: CCTV. |
Hiện tại, hải quân Trung Quốc đã biên chế tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay Sơn Đông. Trong đó, tàu Liêu Ninh vốn là tàu cũ mua lại từ Ukraine và được tân trang. Còn tàu Sơn Đông thuộc Type-001A thực chất là một phiên bản nội địa của Trung Quốc được phát triển từ chính chiếc Liêu Ninh.
Hồi tháng 4, tờ South China Morning Post dẫn một số thông tin cho hay Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng khoảng 200 máy bay các loại và đào tạo 500 phi công trong chiến lược sở hữu 4 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2030.
Không chỉ tăng cường tuyển dụng và đào tạo phi công, Bắc Kinh còn nhanh chóng bổ sung các phương tiện huấn luyện để hoàn thiện kỹ năng điều khiển máy bay cho tàu sân bay.
Hồi tháng 5, sau thời gian gián đoạn vì Covid-19, Sơn Đông, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, đã ra biển để thử nghiệm các hệ thống.
Một đoạn clip do CCTV phát hành cho thấy tiêm kích trên hạm J-15 đã thực hành cất và hạ cánh trên tàu sân bay Sơn Đông. Ren Guoqiang, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết mục đích của đợt huấn luyện nhằm kiểm tra hiệu suất của vũ khí và thiết bị, nâng cao trình độ huấn luyện của thủy thủ đoàn tàu sân bay.
Dòng máy bay huấn luyện được phát triển mà Trung Quốc đưa vào thử nghiệm dựa trên nền tảng mẫu JL-9 để đào tạo phi công cho tàu sân bay. Dòng máy bay này sẽ được sử dụng để đào tạo phi công cho máy bay tiêm kích J-15.
Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh. CHINAMIL |
Trả lời Thanh Niên, S James Holmes (Đại học Hải chiến Mỹ) nhận định: “Tàu sân bay Liêu Ninh hiện có của Trung Quốc có lẽ sẽ sớm được chính thức hóa việc chỉ đóng vai trò là tàu huấn luyện, khi nước này bổ sung thêm tàu sân bay”.
Theo giới chuyên gia, tàu sân bay là một trong các công cụ quan trọng để Bắc Kinh theo đuổi tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Thực tế, thời gian qua, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc vẫn thường xuyên hoạt động tại vùng biển này.
Sự thật về Biển Đông (bài 3): Những khó khăn của các “tiến trình ngoại giao và pháp lý” hay vấn đề “chủ quyền không được tranh cãi” Các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vốn đã và đang tồn tại giữa nhiều nước và tại nhiều nơi trên thế giới. Biện pháp ... |
Nâng cao năng lực phòng thủ trên biển, Hàn Quốc đóng tàu sân bay, mua máy bay chiến đấu Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc vừa thông báo nước này đang có kế hoạch bắt đầu đóng tàu sân bay và mua các máy bay ... |
Sự thật về Biển Đông (bài 2): Về cái gọi là yêu sách chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc Trung Quốc luôn khẳng định họ có đầy đủ các “căn cứ lịch sử và pháp lý” về “chủ quyền không thể tranh cãi” của ... |