Trung Quốc: người cao tuổi đổ xô đi học đại học để không "lãng phí tuổi già"
Hà Linh 25/01/2022 10:50 | Thế giới 24 giờ
Theo China Daily, từ 8 năm trước, sau khi nghỉ hưu tại Viện Kiểm sát địa phương, ông Sun Baoping, 64 tuổi, bắt đầu học tại Đại học cao niên Anqiu, tỉnh Sơn Đông.
"Tôi muốn làm đa dạng sở thích và học một số kỹ năng đặc biệt để không lãng phí tuổi già", ông nói.
Được biết, Đại học cao niên Anqiu cung cấp 30 khóa học, gồm khiêu vũ, opera, thanh nhạc, thư pháp, violin... Học phí mỗi khóa khoảng 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 đồng) một kỳ.
Lớp học của ông Sun có khoảng 20 sinh viên. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông đã bốn lần đổi máy ảnh, sử dụng nó để chụp phong cảnh và con cháu.
![]() |
Lớp thư pháp tại Đại học cao niên Anqiu, ngày 30/12/2021. Ảnh: Xinhua |
Nhiều người cao tuổi Trung Quốc đăng ký học đại học không phải vì bằng cấp mà do không có điều kiện làm việc này khi còn trẻ. Việc đi học giúp họ giữ liên lạc với xã hội, cảm thấy mình vẫn có ích và giúp cuộc sống thêm màu sắc.
Cùng với đó, các đại học cao niên đã thay đổi quan niệm của nhiều người về hưu, chuyển từ "sống sót trong tuổi già" thành "an hưởng tuổi già"
Wang Yuzhen - Phó chủ tịch Đại học cao niên Anqiu, cho biết, vào năm 2004 khi trường mới thành lập, chỉ vài chục sinh viên cao tuổi đăng ký. Hiện, con số lên tới gần 2.000, trong đó người già nhất đã 70 tuổi.
Trường đại học cho người cao tuổi tại Trung Quốc bắt đầu vào những năm 1980. Ban đầu, các trường được lập ra cho cán bộ đã nghỉ hưu rồi được mở rộng cho tất cả người cao tuổi trên cả nước.
Truyền hình
Đáng chú ý
“Mắt biếc” đại diện phim Việt chiếu trong Tuần phim ASEAN 2022

Bài viết mới
Nghị quyết về an ninh lương thực toàn cầu được Liên Hợp Quốc thông qua không cần bỏ phiếu

Thế giới ghi nhận thêm 375.252 ca mắc COVID-19

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.