Trung Quốc lắp đặt trái phép cấu trúc lớn có mái che màu xanh bí ẩn ở Biển Đông
Cảnh quan “miễn chê” tại dự án có kiến trúc xanh 3D độc đáo Nhìn từ trên cao, toàn cảnh công viên nội khu LUMIÈRE Boulevard gây chú ý với dải thiên nhiên đa sắc độc đáo, nhiều tầng lớp, căng tràn nhựa sống bởi 2 tầng không gian kết nối hoàn hảo với nhau. |
Nghề lặn biển bắt vẹm xanh ở Cà Mau Vẹm xanh sống chủ yếu gần bờ biển (cặp mé), hay các trụ đá, trụ cầu, vách đá… Cũng nhờ nghề này đã tạo điều kiện cho bà con có cuộc sống ổn định. |
Trong báo cáo ngày 8/7 của Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cho biết từ cuối năm 2019 đến năm 2021, Trung Quốc đã dựng lên các cấu trúc lớn có mái che màu xanh bí ẩn trên mọi thực thể mà nước này chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) là chương trình thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, trụ sở ở Mỹ).
AMTI cho biết các cấu trúc này dường như được làm theo tiêu chuẩn, hầu hết dài 50 m và rộng 15 hoặc 25 m. Công trình xuất hiện đầu tiên trên đá Chữ Thập vào tháng 11/2019 và sau đó xuất hiện trên 6 bãi đá khác mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc cũng lắp đặt trái phép các cấu trúc chưa rõ mục đích tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cấu trúc bí ẩn trên đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa chụp ngày 12/6. Ảnh: AMTI/MAXAR |
Ngoài ra, khu vực bến cảng tại các đảo Linh Côn, Quang Ảnh và Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa đều đã được mở rộng trong 2 năm qua, theo báo cáo trên. AMTI đã xem xét và đối chiếu hình ảnh vệ tinh từ Maxar để phát hiện sự thay đổi.
Các công trình mới Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma của Việt Nam, ảnh chụp ngày 16/6. Ảnh: Maxar. |
Trước đó, đầu năm 2021, Trung Quốc lắp đặt nhiều tấm pin năng lượng Mặt Trời trên mái một số công trình khắp đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đảo Phú Lâm hiện là trung tâm các hoạt động quân sự và dân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tại đá Vành Khăn, nhiều công trình chống chịu thời tiết được lắp đặt trong giai đoạn cuối 2020 đến đầu 2022.
Cũng theo AMTI, từ cuối 2019 đến 2021, có nhiều công trình bí ẩn với mái màu xanh nước biển xuất hiện trên tất cả các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa.
Các công trình này dường như có kích thước tiêu chuẩn, dài khoảng 50 m, rộng 15-20 m. Công trình đầu tiên được ghi nhận tại đá Chữ Thập tháng 11/2019, sau đó lần lượt tại đá Su Bi, Vành Khăn, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Châu Viên.
Các công trình mái xanh sau đó được phát hiện tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa tháng 4/2021, đảo Quang Hòa tháng 6/2021, đảo Hoàng Sa tháng 8/2021. Đến tháng 1 năm nay, công trình trên đảo Phú Lâm bị dỡ bỏ.
Yêu cầu chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất Ngày 20/5, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 272/VPTT gửi các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. |
Cà Mau: Xử lý triệt để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và khai thác hải sản trái phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác IUU. |