Trung Quốc dẫn đầu nguồn vốn FDI vào Việt Nam
Sau các Hiệp định thương mại, FDI sẽ gia tăng không chỉ từ EU Vốn FDI tiếp tục tăng nhưng dịch chuyển bất thường Thu hút FDI: Tồn tại và cơ hội |
Ngày 29/7, Tổng cục Thống kê cho biết: Tính đến 20/7/2019, Việt Nam thu hút 2.064 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8.272,4 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số dự án tăng 24,6% nhưng vốn đăng ký giảm 37,4%.
Bên cạnh đó, có 791 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.425,6 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế 7 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 11.698 triệu USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 7 tháng còn có 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8,52 tỷ USD, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam thu hút gần 11,7 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2019. Ảnh minh hoạ. |
Trong đó có 733 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,70 tỷ USD và 3.654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,82 tỷ USD.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều vốn FDI nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.059 triệu USD, chiếm 73,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 842 triệu USD, chiếm hơn 10%; các ngành còn lại đạt hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 16,6%.
Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án FDI được cấp phép mới trong 7 tháng năm 2019, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với hơn 766 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là TP. HCM hơn 688 triệu USD, chiếm 8,3%; Tây Ninh gần 600 triệu USD, chiếm 7,25%; Bắc Ninh hơn 597 triệu USD, chiếm 7,22%.
Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng qua, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.785,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.473,4 triệu USD, chiếm 17,8%; Nhật Bản 1.123,7 triệu USD, chiếm 13,6%; Đặc khu Hành chính Hongkong (Trung Quốc) 991,6 triệu USD, chiếm 12%; Singapore 942,9 triệu USD, chiếm 11,4%; Đài Loan (Trung Quốc) 359,1 triệu USD, chiếm 4,34%...
Thận trọng với vốn FDI từ Trung Quốc PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) hôm 22/7 nhận định: Dòng vốn FDI của Trung Quốc chảy vào Việt Nam tăng qua từng năm, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với các nhà đầu tư tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc trong khi lại gây ra nhiều hệ quả về môi trường, xã hội, thị trường lao động... Đại diện VEPR cũng cho rằng, các khoản vay và dự án thực hiện dưới hình thức tổng thầu EPC sẽ gây ra nhiều hệ lụy về dài hạn cho Việt Nam như vấn đề tham nhũng, tác động xã hội, phụ thuộc tài chính, vấn đề môi trường, hiệu quả kinh tế. Do đó, Việt Nam cần tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động đầu tư của FDI và hoạt động khác liên quan. |
Một số doanh nghiệp FDI “quay vòng” ưu đãi đầu tư, chuyển giá trốn thuế Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội ngày 30/5, Đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) gây chú ý ... |
Chọn lọc nhà đầu tư FDI – vấn đề nóng được các đại biểu Quốc hội quan tâm Trong các phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Quốc hội, khi bàn về vốn đầu tư trực ... |
Vốn FDI 5 tháng đạt gần 17 tỷ USD, lập đỉnh mới Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần ... |
Vốn FDI quý I/2019 cao kỷ lục, đạt gần 11 tỷ USD Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư,, FDI quý I/2019 đạt kỷ lục 10,8 tỷ USD ... |
Vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh: Thị trường Logistic chuẩn bị bùng nổ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng vọt, lên đến 35.6 tỷ USD, tăng 44.4% có thể khiến ... |
Sách Trắng 2018: Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn FDI Sách Trắng 2018 của EuroCham nhận định, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh để trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút đầu ... |