Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:30 | 17/08/2017 GMT+7

Trung Quốc đã đánh lừa Ấn Độ, chiến trường thực sự không nằm ở biên giới Trung-Ấn?

aa
Theo báo Ấn Độ, chiến trường chính của cuộc đối đầu Trung-Ấn hiện nay không nằm ở Donglang/Doklam mà nằm ở địa điểm cách đó hàng nghìn km - biên giới Ấn Độ - Pakistan.

Vài trò đặc biệt của Uông Dương

Dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị Đối thoại kinh tế toàn diện Trung-Mỹ lần đầu tiên (19/7), đi thăm các nước Nam Á như Pakistan, Nepal (13-16/8), Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Uông Dương liên tục đóng vai trò quan trọng trong các sự vụ ngoại giao của Bắc Kinh gần đây.

Đặc biệt, do trùng với kỳ nghỉ dưỡng tại Bắc Đới Hà, đội ngũ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc khác ít lộ diện nên những hoạt động công khai của Uông Dương càng nhận được sự quan tâm của dư luận.

Giới phân tích đánh giá, trong bối cảnh tranh chấp biên giới Trung-Ấn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chuyến đi Nam Á cho thấy ông Uông đang "gánh vác" trách nhiệm quan trọng trong quá trình đối phó với cuộc khủng hoảng này của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một số ý kiến đặt câu hỏi để giải quyết khủng hoảng Trung-Ấn, tại sao Bắc Kinh lại cử Uông Dương mà không phải Ngoại trưởng Vương Nghị - người đứng đầu ngành ngoại giao nước này?.

Theo đó, Uông Dương là một trong bốn Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, chịu trách nhiệm một số lĩnh vực như nông nghiệp, thủy lợi, thương mại, du lịch... Đồng thời, Uông Dương còn là một trong bốn tổ phó của nhóm lãnh đạo công tác thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường mới được thành lập.

Hơn nữa, chuyến công du hai nước lần này của Uông Dương đều liên quan đến phương diện hợp tác kinh tế trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Do đó, nếu để giải quyết cuộc đối đầu biên giới Trung-Ấn hiện nay, Uông Dương là lựa chọn phù hợp hơn Vương Nghị.

Ngoài ra, Uông Dương còn là ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, thuộc đội ngũ lãnh đạo quốc gia, trong khi Vương Nghị chỉ là ủy viên trung ương ĐCSTQ. Theo đó, Uông Dương vừa có thể đại diện cho tiếng nói của Trung Quốc vừa có quyền quyết định các chính sách ngoại giao.

Đáng chú ý, tại khu vực Nam Á hiện nay, Pakistan được coi là một "trợ thủ" đắc lực của Trung Quốc, cũng là một mắt xích quan trọng trong bài toán kiểm soát Ấn Độ của Bắc Kinh. Ngoài việc củng cố hợp tác kinh tế, chuyến thăm Pakistan của ông Uông còn xuất phát từ nguyên nhân Bắc Kinh-Islamabad thảo luận đối phó tranh chấp biên giới Trung-Ấn.

Với Nepal - quốc gia thân cận với Ấn Độ, chuyến công du của Uông Dương chính nhằm lôi kéo nước này về với Bắc Kinh.

trung quoc da danh lua an do chien truong thuc su khong nam o bien gioi trung an

Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cao nguyên Doklam không phải chiến trường chính?

The Economic Times (Ấn Độ) ngày 16/8 đăng tải bài xã luận phân tích, "tham vọng của Trung Quốc không nằm ở cao nguyên Doklam, mà thực tế Bắc Kinh mượn cuộc đối đầu ở Doklam để bảo toàn khối tài sản chiến lược lớn nhất của mình: Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan".

"Dường như Trung Quốc không muốn xảy ra một cuộc chiến tranh thực sự... Một cuộc chiến như vậy sẽ gây tốn kém nhiều chi phí quân sự, ngoại giao, kinh tế", báo Ấn nhận định, Trung Quốc chỉ muốn thông qua xung đột hiện tại để làm suy yếu ưu thế quân sự của New Delhi.

Tờ này cho rằng, cao nguyên Doklam chỉ là một chiến lược của Trung Quốc. Bắc Kinh cố ý kéo dài giằng co với Ấn Độ ở Doklam chính là buộc quân đội Ấn Độ san sẻ lực lượng từ biên giới Ấn Độ - Pakistan tới Doklam, qua đó giảm bớt áp lực của New Delhi với hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan.

The Economic Times chỉ ra, hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan kết nối khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) với cảng Gwadar (Pakistan), thông qua một mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và đường ống vận chuyển dầu và khí đốt, giúp Bắc Kinh có nhiều phương án lựa chọn hơn ngoài các tuyến đường thương mại chính đi qua eo biển Malacca và Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, hành lang kinh tế này cũng giúp Trung Quốc tiếp cận nhanh hơn, tiết kiệm chi phi đi lại hơn khi thâm nhập vào thị trường châu Á, châu Phi, thậm chí cả châu Âu.

Ngày 14/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng về việc thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa hai nước và đạt được sự đồng thuận chung.

Báo Ấn cho rằng, việc Ấn Độ hiện nay phản đối sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là "nỗi đau lớn nhất" giữa Bắc Kinh và New Delhi nên đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cuộc đối đầu Trung-Ấn ở Donglang/Doklam.

Hiện nay, Ấn Độ là quốc gia duy nhất trên thế giới công khai phải đối sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc bởi dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan thuộc sáng kiến trên đi qua khu vực do Pakistan kiểm soát ở Kashmir - lãnh thổ mà cả Ấn Độ và Pakistan cùng tuyên bố chủ quyền.

Thủy Thu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Lời bài hát (Lyrics) ”Zindo For Love” của ZINDO khuấy đảo sân khấu Rap Việt mùa 4

Lời bài hát (Lyrics) ”Zindo For Love” của ZINDO khuấy đảo sân khấu Rap Việt mùa 4

"Zindo For Love" là ca khúc do ZINDO thể hiện bằng chất giọng giàu tình cảm, sâu lắng.
Lời bài hát (Lyrics) ”Đừng ghen” - Mason Nguyễn bùng nổ sân khấu Rap Việt 2024

Lời bài hát (Lyrics) ”Đừng ghen” - Mason Nguyễn bùng nổ sân khấu Rap Việt 2024

Đừng Ghen là bài hát rap mới của Mason Nguyễn sáng tác và trình bày làm bùng nổ sân khấu Rap Việt 2024 Tập 3 – Vòng chinh phục.
Học sinh Cần Thơ nói không với điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ điều kiện

Học sinh Cần Thơ nói không với điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ điều kiện

Chiều ngày 8/10, tại Trường THPT An Khánh (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), Ban An toàn giao thông (ATGT) phối hợp cùng Sở Giáo dục và đào tạo và Công an thành phố Cần Thơ tổ chức chuyên đề “Học sinh, học viên nói không với điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ điều kiện” năm 2024 . Đây cũng là một trong những điểm trường được chọn làm điểm mẫu để triển khai chuyên đề nói trên.
Top 10 lời chúc ngày doanh nhân Việt Nam cho bạn bè, đồng nghiệp ý nghĩa nhất

Top 10 lời chúc ngày doanh nhân Việt Nam cho bạn bè, đồng nghiệp ý nghĩa nhất

Ngày Doanh nhân Việt Nam đang đến rất gần, cùng Thời Đại tìm hiểu một số mẫu lời chúc ngày doanh nhân Việt Nam cho bạn bè ý nghĩa ngay dưới đây.

Đọc nhiều

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Hiệu quả từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thái Nguyên

Hiệu quả từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thái Nguyên

Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Thái Nguyên đã có những cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường... Các hoạt động viện trợ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững tại địa phương.
Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Ngày 7/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân (Bộ công an) với Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA).
Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Từ những con bò giống được trao tặng cho bà con hai bên biên giới Việt - Lào, đã có thêm bê con được sinh ra.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động