Trung Quốc áp dụng chiêu trò kiểm soát Biển Đông
Yêu cầu tàu thuyền khai báo thông tin
Như vậy, việc Trung Quốc áp dụng các quy định mới về khai báo đối với một số loại tàu thuyền đi vào vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền có thể xem là chiêu trò mới của Bắc Kinh nhằm tiến thêm 1 bước kiểm soát Biển Đông.
Theo lời một số nhà quan sát của Trung Quốc thì các loại tàu thuyền phải khai báo bao gồm tàu có thể lặn, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ, tàu chở hóa chất, khí hóa lỏng... Đây là các loại tàu mà Bắc Kinh cho là “có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải”.
Chiến hạm Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông ẢNH: CHINAMIL.COM.CN |
Việc khai báo bao gồm cả thông tin của cảng dự kiến sắp đến và thời gian dự kiến đến, tên và chủng loại hàng hóa chở theo… Sau khi vào lãnh hải, nếu hệ thống nhận diện tự động của tàu không hoạt động tốt thì phải khai báo mỗi 2 giờ cho đến khi rời khỏi lãnh hải.
Đây được xem là động thái mới của chính quyền Trung Quốc nhằm tăng cường kiểm soát các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Trước đó, vào đầu tháng 8, một phiên bản sửa đổi quy định hàng hải của Trung Quốc định nghĩa lại vùng biển giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bản sửa đổi mang tên chính thức là “Các quy tắc kỹ thuật để kiểm tra tàu biển trong các tuyến nội địa”. Từ "nội địa" được dùng ở đây cũng gây nhiều chú ý bởi khu vực hàng hải này được Trung Quốc tự đặt ra từ năm 1974 với gọi là “Khu vực hàng hải Hải Nam - Tây Sa” (tên Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Một đảo trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Getty. |
Động thái này phản ánh ý đồ "biến vùng không thể tranh chấp (như quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thành vùng có tranh chấp" rồi “đưa càng nhiều vùng tranh chấp càng tốt vào trong quyền kiểm soát” của Trung Quốc.
Thực chất là Trung Quốc muốn tạo cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý vùng nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và vùng nước nằm giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam theo "quy chế quản lý vùng ven biển". Từ đó, Bắc Kinh sẽ củng cố yêu sách Tứ Sa bằng cách nội luật hóa.
Chiêu trò đầy tham vọng
Một số nhà phân tích còn thẳng thắn chỉ rõ rằng, đây là bước phát triển mới của quyết định trái pháp luật và đầy tranh cãi của Trung Quốc.
Đánh giá về những diễn biến hiện nay trên Biển Đông, TS Gerhar Will thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP) cho rằng, sau Tuyên bố chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông hồi tháng 7, "Trung Quốc đang cư xử theo kiểu nước lớn và sử dụng quyền lực chính trị một cách liều lĩnh nhằm đạt được vị trí thống trị tại khu vực và trên toàn thế giới".
Thực tế là có vài quốc gia đã lo sợ khi bị Trung Quốc dọa nạt và chủ trương hòa hiếu và im lặng trước cách hành xử phi pháp của Trung Quốc. "Nhưng họ càng nhún thì Trung Quốc càng lấn lướt và hành động quá mức này đã phản tác dụng, khiến Trung Quốc bị cô lập và giảm sút uy tín.
Trả lời Thanh Niên sáng nay (31.8), ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) lo ngại quy định trên đánh dấu bước đi mới nhất của Trung Quốc trong việc giành quyền kiểm soát Biển Đông.
“Vì Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông, nên quy định mới trên nên được xem xét kết hợp với luật hải cảnh mà Trung Quốc ban hành hồi đầu năm. Như thế, Trung Quốc tự đặt ra quyền thẩm vấn, lên và khám xét bất kỳ tàu nào quá cảnh qua Biển Đông. Động thái này đi ngược lại với cam kết mà Bắc Kinh từng đưa ra là không có ý định kiểm soát giao thông đường biển hoặc đường không thương mại ở Biển Đông. Quy định mới này trên thực tế thiết lập một lý do để thực hiện ý định kiểm soát lưu thông đường biển không thương mại ở Biển Đông”, cựu đại tá Schuster nói.
“Đó là cách mà Trung Quốc thiết lập các tiền lệ pháp lý mới để thúc đẩy tham vọng lãnh thổ hoặc các lợi ích khác. Trong trường hợp này, Trung Quốc đang sử dụng luật mới của mình để chiếm đoạt khu vực Biển Đông nằm trong bản đồ “đường lưỡi bò” dù yêu sách này đã bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016”, ông Schuster phân tích.
Từ đó, ông đặt vấn đề tiếp theo là: “Cộng đồng quốc tế và châu Á sẽ phản ứng như thế nào? Nếu các nước thực thi quy định trên, Trung Quốc sẽ giành được quyền kiểm soát trên thực tế đối với Biển Đông”.
Được biết, hồi giữa tháng 7, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định, các yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt của nước này để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó là hoàn toàn phi pháp.
Ông Mike Pompeo còn cảnh báo những lợi ích chung ở Biển Đông đang “gặp phải sự sự đe dọa chưa từng thấy” từ Trung Quốc và thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh ứng xử Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình.
"Chúng tôi ủng hộ cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất cứ đòi hỏi nào nhằm áp đặt “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc ở khu vực rộng lớn hơn”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh.
Việt Nam lên tiếng về việc Đức, Ấn điều tàu chiến đến Biển Đông Hoạt động trên biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đóng góp vào ổn định và an ninh khu vực, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về việc Đức, Ấn Độ điều tàu tới Biển Đông. |
Tàu chiến Đức sẽ ghé thăm Việt Nam cuối năm nay khi tới Biển Đông Theo Đại sứ quán Đức, ngày 2/8, khinh hạm Bayern (F 217) đã khởi hành tới Biển Đông, trong hành trình dự kiến con tàu sẽ đi qua Biển Đông và ghé thăm Việt Nam. |
Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông Một tàu chiến của Đức đã lên đường đến Biển Đông lần đầu tiên sau 2 thập kỷ trong khuôn khổ sứ mệnh kéo dài 6 tháng. |