Triển lãm Truyện Kiều với 21 ngôn ngữ tại Pháp
Chàng trai Việt kiều làm phim để giới thiệu Việt Nam với thế giới Không chỉ tham gia CLB Trường Sa tại Đức, Ngô Ngọc Đức (Việt kiều Đức) còn làm phim để giới thiệu Việt Nam với thế ... |
Trần Đình Kiêm - người lặng thầm làm nhịp cầu nối hai ngôn ngữ Việt - Hung Ông Trần Đình Kiêm hi vọng quyển sách "Tiếng Hung cơ bản dành cho người Việt" sẽ có ích cho bà con cộng đồng Việt ... |
Lễ khai mạc diễn ra trong không gian ấm cúng, mang đậm văn hóa Việt Nam tại hiệu sách Sudestasie ở quận 5 Paris, khu vực của các trường đại học, gần sông Seine và nhà thờ Đức Bà. Đây là một hiệu sách Đông-Nam Á, có truyền thống giới thiệu về Việt Nam gần 50 năm qua.
Tham dự có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh tổ chức UNESCO, Trần Thị Hoàng Mai; các nhà Việt Nam học, các nhà văn, dịch giả, họa sĩ Pháp và Việt Nam.
Bà Trần Thị Hoàng Mai, Đại sứ Việt Nam tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), cho biết trên VOV5: "Triển lãm là dịp chúng ta cùng tưởng nhớ một tác giả mà có thể nói là lớn nhất của nền Văn Học Việt Nam, một nhà thơ lớn nhất. Vào năm 2013, tại Unesco cũng đã ra một nghị quyết là sẽ cùng với Việt Nam tổ chức kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Nguyễn Du tại Trụ sở của UNESCO cũng nhưu tại khắp nơi trên thế giới. Một trong những người đã được ghi vào danh sách để cùng kỷ niệm ngày sinh ở UNESCO phải là những người mà đã có những đóng góp đáng kể đối với nền văn hóa, nền giáo dục cũng như khoa học trên thế giới, và Nguyễn Du của chúng ta là một trong những người như thế."
Đại sứ Nguyễn Thiệp và Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai và các nhà nghiên cứu Pháp tại lễ khai mạc triển lãm ngày 12/9. Ảnh: Báo Nhân dân |
Thay mặt các nhà khoa học có mặt tại buổi lễ, Phó Giáo sư Pascal Bourdeaux chuyên nghiên cứu về Đông-Nam Á nói về công việc dịch, liên quan các tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam như Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, và mối liên hệ giữa Việt Nam và Pháp trên phương diện dịch thuật và văn học.
Một số nhà văn, dịch giả khác điểm lại những nét làm nên sự phổ biến và nổi tiếng của Truyện Kiều: truyện thơ viết bằng chữ Nôm khẳng định tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống của quốc gia, và hơn thế nữa có tầm quan trọng đặc biệt như câu nói nổi tiếng của học giả Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn".
Truyện Kiều là tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giảng dạy trong nhà trường, được tái bản hằng năm với số lượng lớn và với nhiều nhà xuất bản khác nhau, được đọc thuộc lòng từ thế hệ này sang thế hệ khác, được chuyển thể sang nhiều loại hình khác nhau, có một quyển từ điển riêng, và có Hội nghiên cứu riêng (Hội Kiều học). Truyện Kiều không chỉ là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn với các thệ hệ người Việt Nam mà ngày càng phổ biến hơn ở nước ngoài.
Tại triển lãm, các độc giả, các nhà nghiên cứu và những người yêu mến Nguyễn Du và quan tâm đến Truyện Kiều ở Pháp được khám phá lần đầu tiên tập hợp gần như đầy đủ các bản dịch trong 21 ngôn ngữ. Trong số này có bản dịch đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 1884 do nhà Đông phương học, Giáo sư Abel des Michels thực hiện.
Gần 140 năm qua, các thế hệ dịch giả, nhà thơ không ngừng vượt qua khó khăn, trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa để chuyển tải Truyện Kiều sang một ngôn ngữ khác. Hiện tại, có hơn 70 bản dịch hoàn chỉnh đã ra đời trên 25 nước, bên cạnh đó còn có nhiều bản trích dịch khác.
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ công dân về phòng chống dịch Từ khi Saudi Arabia công bố ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên vào ngày 2/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã triển khai ... |
Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và Belarus triển khai nhiều biện pháp kiểm soát mạnh mẽ phòng COVID-19 Trước tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei và Belarus đã có ... |