Triển lãm “Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”
Triển lãm sẽ giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi.
Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày các bức tranh, ảnh và hiện vật của các nhiếp ảnh gia, các cá nhân trong và ngoài nước, những đóng góp của cá nhân trong cộng đồng góp phần vẽ lên một bức tranh đa sắc về cây cầu cho đến ngày nay.
"Sương trắng trong miền cổ tích" - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Giang Sơn Đông. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I). |
Triển lãm được bố cục theo dòng thời gian thành 3 phần gồm “Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ!”, “Bên cầu Long Biên”, “Ký ức cầu Long Biên trong chúng ta”.
Triển lãm tập trung giới thiệu tài liệu và hình ảnh về việc xây dựng, mở rộng, sửa chữa và đời sống bên cây cầu cũng như ký ức về cây cầu trong suốt chiều dài lịch sử.
Riêng phần trưng bày “Ký ức cầu Long Biên trong chúng ta”, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã phát động chương trình hiến tặng, đóng góp hình ảnh, tư liệu cho triển lãm từ tháng 10.
Ban Tổ chức hy vọng triển lãm sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lý di sản, người nghiên cứu và đông đảo công chúng những tài liệu có giá trị về cây cầu, đồng thời tạo nên một không gian khám phá di sản ký ức cho xã hội.
Triển lãm diễn ra tại Toà nhà Triển lãm - Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, mở cửa tự do cho công chúng tham quan từ ngày 14/12.
Trưng bày 50 tác phẩm tại triển lãm “Di sản văn hóa xứ Thanh - Di sản chung của chúng ta” 50 pano ảnh được chọn để trưng bày tại triển lãm “Di sản văn hóa xứ Thanh - Di sản chung của chúng ta”. |
Nhiều sắc màu văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam tại triển lãm “Ảnh đẹp Du lịch Tây Bắc” Triển lãm có chủ đề "Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm giới thiệu đến du khách về những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc nói riêng, sự phong phú, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung. |