Trị sốt cao, mẩn ngứa bằng lá xương sông
Cây xương sông mọc tự nhiên ở nhiều vùng trên cả nước, lá có hình thuôn dài, mép có răng cưa. Các lá bánh tẻ là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình.
Lá xương sông thường được dùng để chữa dị ứng, mẩn ngứa, ho, sốt... (Ảnh: Internet)
Trong Đông y, xương sông có vị đắng, cay thơm, tính ấm, có tác dụng trừ tanh hôi, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm, chữa ho, viêm họng, nổi mẩn, chữa trúng phong hàn cấm khẩu, trẻ em sốt cao…. Dưới đây là những bài thuốc trị bệnh bằng xương sông được giới thiệu trong cuốn sách Chữa bệnh bằng lá cây quanh nhà:
Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Dùng lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, cây chua me đất lượng bằng một nửa; tất cả gia nát, hòa với nước uống, lấy bã để xoa lên vùng nổi mẩn.
Chữa trẻ lên sởi ho sốt kéo dài: Dùng lá xương sông, cây chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới, các vị lượng bằng nhau (khoảng 8 – 10g); sắc uống. Nếu đại tiện lỏng thì bớt chua me đất.
Chữa trúng phong hàn cấm khẩu: Dùng lá xương sông, xương bồ tươi; giã nát, hòa với nước nóng cho uống hoặc sắc uống.
Chữa trẻ em sốt cao, co giật, thở gấp: Dùng lá xương sông, cây chua me đất; giã nhỏ, chế nước nóng vào, vắt lấy nước cốt cho uống.
Cầm máu: Nếu bị đứt chân tay chảy máu thì lấy lá xương sông giã nát, đắp vào vết thương; vết thương sẽ cầm máu, chóng lành.
Hải Yến