Trẻ đi ngoài phân xanh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ đi ngoài phân xanh thực chất không phải là hiện tượng nghiêm trọng, nhưng lại có thể ẩn chứa một vài dấu hiệu về sức khỏe của bé. Do đó, các mẹ cần nắm chắc kiến thức căn bản để biết và phòng tránh cho con khỏe, mẹ vui.
Trẻ đi ngoài phân xanh thực chất không phải là hiện tượng nghiêm trọng, nhưng lại có thể ẩn chứa một vài dấu hiệu về sức khỏe của bé. |
Biểu hiện, triệu chứng của trẻ đi ngoài phân xanh
Thông thường, loại phân đầu tiên trong đời của bé ra thường mang màu đen (phân su). Khi bé được cho bú sữa mẹ đều đặn, đến ngày thứ 3, phân của con sẽ đổi thành màu xanh đậm. Đến ngày thứ 5 hoặc hơn, màu phân lại thay đổi một lần nữa thành màu vàng và có kết cấu khá đặc.
Song, một số trường hợp xảy ra tình trạng bất thường, ví dụ như trẻ đi ngoài phân xanh. Trong đó có 2 trường hợp phân xanh có thể xảy ra ở các bé các mẹ cần biết như:
Phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hoặc cũng có thể do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên. Với trường hợp này, các mẹ nên theo dõi sát sao và đưa tới viện kiểm tra cũng như
Phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.
Trẻ đi ngoài phân xanh do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân xanh. Tuy nhiên, các mẹ có thể không cần quá lo lắng nếu thấy bé vẫn tăng cân đều đặn cũng như khỏe mạnh.
Rối loạn tiêu hóa
Khi bé bị ốm có thể gây ra sự thay đổi màu sắc trong phân và kéo dài hàng tuần. Do vậy, đặc biệt với những em bé bị đau bụng và nhiễm virus đường tiêu hóa thì tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất phân của bé, đặc biệt là nếu bé cũng bị tiêu chảy. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những bé đang bú sữa công thức, do đó các mẹ đang không nuôi con bằng sữa mẹ tự nhiên vẫn cần phải thật sự chú ý.
Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị, không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.
Mọc răng
Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh có thể sẽ đi kèm với chất nhầy. Điều này thường xảy ra trong khi bé đang mọc răng và chảy nước dãi quá mức. Đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa đang theo dõi sức khỏe của bé nếu tình trạng này không biến mất và đi kèm với các triệu chứng bệnh khác.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa đang theo dõi sức khỏe của bé nếu tình trạng này không biến mất và đi kèm với các triệu chứng bệnh khác. |
Thừa dinh dưỡng
Nếu bạn có quá nhiều sữa và bé bú được sữa đầu có nhiều đường, ít chất béo có thể khiến ruột của con hoạt động quá mức và làm cho phân bị lỏng hoặc chuyển sang màu xanh. Nhiều chuyên gia cho rằng, hàm lượng lactose trong sữa đầu sẽ không được cân bằng với lượng chất béo. Do vậy, bé có thể sẽ tiêu hóa lượng sữa đầu này rất nhanh, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước, phân màu xanh và có bọt.
Không chỉ vậy, sữa mẹ chứa quá nhiều lactose cũng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, khiến bé cảm thấy khó chịu.
Do mẹ ăn nhiều đồ ăn màu xanh
Nếu mẹ ăn nhiều rau xanh hoặc một loại thức ăn có màu xanh lá cây thì cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân xanh. Song, đây sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng trừ khi bé có hiện tượng mệt mỏi và khó chịu hoặc có vẻ bị đau bụng.
Với những trẻ đang bú sữa mẹ, khi mẹ ăn nhiều đồ ăn màu xanh cũng có thể gây ra tình trạng sữa mẹ có màu xanh, từ đó trẻ có thể bị đi ngoài phân xanh. Hoặc, với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, trường hợp này cũng sẽ một lần nữa xuất hiện. |
Dị ứng với thức ăn hoặc thuốc
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ đi ngoài phân xanh hoặc có chất nhầy, mặc dù không xảy ra nhiều.
Trong những trường hợp này, phân xanh và nhầy thường đi kèm với các triệu chứng khác về đường tiêu hóa, về da hoặc các vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên, dị ứng thức ăn thường xảy ra ở những gia đình có người mắc bệnh này. Khi xác định đây là nguyên nhân, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như vấn đề về da (chàm, phát ban, mảng da khô), đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về hô hấp (nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho).
Tình trạng đi ngoài phân xanh cũng có thể xảy ra ở những bé lớn hơn được cho tiếp xúc với một loại thức ăn mới, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm.
Cách xử lý khi trẻ đi ngoài phân xanh
Thông thường, trong giai đoạn sơ sinh, đa phần trẻ sơ sinh đều trải qua một thời điểm nào đó đi ngoài phân xanh. Với những trường hợp này thường sẽ không nguy hiểm. Nguyên nhân chính là do phân đi qua ruột quá nhanh do vậy, dịch mật (có màu xanh) không có đủ thời gian để hấp thu ngược trở lại cơ thể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài phân có màu xanh đen kéo dài trên 5 ngày, bạn nên kiểm tra lại việc cho bé bú và tình trạng tăng cân của bé để theo dõi sự thay đổi bất thường của con (nếu có).
Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ đi ngoài phân xanh:
Kiểm tra lại việc cho trẻ bú mẹ
Với trẻ mới sinh, nếu tình trạng đi ngoài phân có màu xanh đen kéo dài trên 5 ngày thì bạn nên kiểm tra lại việc cho bé bú và tình trạng tăng cân của bé.
Đảm bảo trẻ uống đủ nước
Trong trường hợp trẻ đi ngoài phân xanh kèm theo triệu chứng tiêu chảy, bạn hãy đảm bảo rằng trẻ đã uống đủ nước để tránh bị mất nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài phân xanh kéo dài trong vài ngày không giảm, việc bạn cần làm là nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe cũng như có những cách điều trị kịp thời.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ đối với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm và chú ý đến dinh dưỡng của mẹ nếu trẻ đang còn bú, bởi khi này, thức ăn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bất thường như vậy.
Ngoài những điều trên, bạn nên cũng cần đặc biệt giữ gìn vệ sinh trong chế độ ăn uống của bé. Đồng thời cần chú ý bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Những thông tin về tình trạng trẻ đi ngoài phân xanh trên đây chỉ mang tính chất tham khảo!