Trao đổi thương mại hàng hóa các nước ASEAN liên tục tăng trưởng
Năm 2009, nhằm ứng phó cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) nhằm tăng cường cam kết về một nền thương mại khu vực mở và hội nhập.
Việc nâng cấp ATIGA, với tư cách là hiệp định thương mại hàng đầu của ASEAN, sẽ tạo cho ASEAN vị thế kinh tế mạnh mẽ hơn để đáp ứng với những chuyển dịch cơ cấu toàn cầu sắp tới do chuyển đổi công nghệ và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn mang lại.
Kết quả quan trọng nhất của ATIGA là giảm thuế quan thương mại nội khối ASEAN xuống mức 0 đối với hầu hết các loại hàng hóa. Đến nay, hơn 98% tất cả các dòng thuế có thuế suất bằng 0.
Thương mại nội khối ASEAN tăng từ 502,9 tỷ USD năm 2010 lên 712 tỷ USD năm 2021, chiếm khoảng 21,3% tổng thương mại của khối. |
Quan trọng hơn, ATIGA đã thiết lập một loạt các biện pháp để giúp các doanh nghiệp điều chỉnh các quy tắc thương mại. Ví dụ, Cơ chế một cửa ASEAN ngày nay cho phép trao đổi các chứng từ thương mại theo hình thức điện tử, chẳng hạn như giấy chứng nhận xuất xứ và tờ khai hải quan, cho tất cả các cơ quan hải quan của 10 nước ASEAN. Một ví dụ khác là Kho lưu trữ Thương mại ASEAN, đóng vai trò như một nguồn thông tin duy nhất về thuế quan, quy định và thủ tục hành chính.
Các biện pháp này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại ASEAN. Từ năm 2010 đến năm 2020, thương mại nội khối ASEAN đã tăng từ 500 tỉ USD lên 630 tỉ USD vào năm 2019, chiếm khoảng 24% tổng thương mại của khối. Thị phần của ASEAN trong thương mại thế giới tăng đều đặn từ khoảng 6% năm 2010 lên 8% năm 2019, cho thấy tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh hơn các khu vực khác và phản ánh bản chất hướng ngoại của hội nhập ASEAN. Đồng thời, ASEAN vẫn là một trong những khu vực nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Thương mại nội khối ASEAN tăng từ 502,9 tỷ USD năm 2010 lên 712 tỷ USD năm 2021, chiếm khoảng 21,3% tổng thương mại của khối.
Thị phần của ASEAN trong thương mại thế giới tăng từ khoảng 6,5% năm 2010 lên 7,5% vào năm 2021, nhanh hơn các khu vực khác và phản ánh bản chất hướng ngoại của hội nhập ASEAN.
Việc nâng cấp ATIGA kịp thời là điều cần thiết để đáp ứng và đi trước những thay đổi toàn cầu này, đồng thời phù hợp với chương trình nghị sự mang tính chuyển đổi của ASEAN. ATIGA được nâng cấp sẽ đơn giản hóa hơn nữa các quy tắc xuất xứ hàng hóa, mở rộng việc áp dụng các công nghệ thương mại và chứng từ số hoá, đồng thời hài hòa hóa các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật. Nó cũng sẽ tạo thuận lợi cho thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.
Một ATIGA được nâng cấp và hướng tới tương lai sẽ có những tác động đáng kể đến các doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Nó sẽ nâng cao vị thế của ASEAN trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm chi phí thương mại, giảm các rào cản pháp lý, giải quyết các nút thắt hậu cần và đưa ASEAN vào con đường tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm hơn.
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 16 Ngày 22/6, tại Phnom Penh (Campuchia), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 16 với chủ đề “Đoàn kết vì một nền an ninh hài hoà” đã chính thức khai mạc. |
Các nước ASEAN quảng bá văn hóa truyền thống tại hội chợ Bazar ở Argentina Ngày 25/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có cơ quan đại diện ngoại giao tại Argentina là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia đã tổ chức hội chợ Bazar hàng năm nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mỗi quốc gia thành viên, đồng thời nâng cao sự hiểu biết và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước sở tại. |
Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn, đối tác thương mại chính của Lào Sáu tháng đầu năm 2022, Lào ghi nhận mức thặng dư hơn 400 USD trong thương mại song phương với Việt Nam (chưa tính tới mua bán điện). |