Trân Châu Cảng 81 năm trước và “bóng ma” của Thế chiến thứ III
NATO tập trận dồn dập, đẩy căng thẳng giữa Nga và phương Tây lên cao độ Đây là những tín hiệu mới nhất về sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ - Nga trước cuộc gặp của Tổng thống Biden và Tổng thống Putin. |
Trận chiến xe tăng quy mô lớn nhất trong Thế chiến II Từ tháng 7 đến tháng 8-1943, hai bên Xô-Đức đã có một trận chiến xe tăng quy mô lớn gần Kursk. |
Máy bay của quân đội Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng sáng 7/12/1941 (Ảnh: Bettmann Archive/Getty Image) |
Căng thẳng manh nha trong thời kỳ Đại khủng hoảng
Trước khi cuộc tấn công vào căn cứ Hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng xảy ra, căng thẳng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ đã gia tăng một cách dai dẳng trong hơn một thập kỷ.
Đảo quốc Nhật Bản, vốn từng bị cô lập với phần còn lại của thế giới trong suốt phần lớn chiều dài lịch sử, đã bắt đầu một thời kỳ cựa mình mở rộng với quy mô lớn vào giai đoạn gần đầu thế kỷ 20. Cuộc chiến tranh của Nhật Bản chống lại Trung Quốc từ năm 1894 - 1895 và cuộc chiến tranh Nga - Nhật từ năm 1904 - 1905 cùng với việc tham gia vào cuộc chiến tranh Thế giới lần I (1914 - 1918) cùng với quân Đồng minh được xem là “bàn đạp” nhằm thúc đẩy tham vọng bành trướng này của Nhật Bản.
Trong thời kỳ Đại khủng hoảng (là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ), Nhật Bản đã tìm cách giải quyết những khó khăn về kinh tế và nhân khẩu học của mình bằng cách đưa quân tiến vào Trung Quốc, bắt đầu với cuộc xâm lược Mãn Châu từ năm 1931. Khi bị Liên Hợp Quốc lên án, Nhật Bản đã ngay lập tức rút khỏi định chế quốc tế này nhằm thực hiện kế hoạch chiếm Mãn Châu vào năm 1945.
Vào ngày 7/7/1937, một cuộc đụng độ quân sự tại cầu Lư Câu (hay còn gọi là cầu Marco Polo) ở thị trấn Uyển Bình, thuộc phía tây của Bắc Kinh đã khơi nguồn cho một cuộc chiến tranh Trung - Nhật khác.
Tháng 12/1937, sau khi các lực lượng quân sự của Nhật Bản chiếm được Nam Kinh - thủ phủ của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, họ đã gây nên sự kiện Thảm sát Nam Kinh đầy tai tiếng kéo dài trong 6 tuần.
Cuộc thảm sát Nam Kinh (Ảnh tư liệu) |
Hoa Kỳ và tham vọng bành trướng của Nhật Bản
Trước những hành động bị cho là “quá đáng” như vậy của Nhật Bản, Hoa Kỳ buộc phải can thiệp bằng cách thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nhật Bản, bao gồm hàng loạt hành động như: cấm vận thương mại đối với xuất khẩu máy bay, dầu và kim loại phế liệu cùng các hàng hóa quan trọng khác, đồng thời hỗ trợ kinh tế cho lực lượng Quốc Dân Đảng.
Đáp lại, vào tháng 9/1940, Nhật Bản đã ký Hiệp ước ba bên (còn gọi là Hiệp ước Berlin) với Đức và Ý, là hai chế độ phát xít khi đó đang có chiến tranh với quân Đồng minh. Hiệp ước này quy định sự hỗ trợ lẫn nhau nếu một bên tham gia bị tấn công bởi bất cứ quốc gia nào chưa tham gia vào Chiến tranh Thế giới lần II. Việc chính thức hóa sự thành lập liên minh này nhắm trực tiếp đến Hoa Kỳ nhằm buộc Hoa Kỳ phải cân nhắc cẩn thận trước khi mạo hiểm tham gia vào phe Đồng minh.
Trước khi xảy ra sự kiện Trân Châu Cảng thì cả Tokyo và Washington đều đã trải qua nhiều cuộc đàm phán trong nhiều tháng liền nhưng không mang lại được tia sáng tích cực nào.
Hiệp ước 3 bên được Ý, Đức và Nhật ký ngày 27/9/1940 tại Berlin (Ảnh: David Stubblebine/World War II Database |
Đối với Nhật Bản, chiến tranh với Hoa Kỳ dường như đã trở thành điều không thể tránh khỏi, là không có đường lùi để bảo vệ vị thế là một cường quốc trên thế giới mà Nhật Bản đang muốn tạo dựng và duy trì. Và bởi vì hầu như mọi khó khăn thách thức đều đang xuất hiện để chống lại họ nên “cơ hội duy nhất của Nhật Bản để có thể lật ngược thế cờ chính là yếu tố bất ngờ”, như bình luận của bà Sarah Pruitt, chuyên gia lịch sử chiến tranh trên tờ The History vào tháng 4/2018.
Canh bạc Trân Châu Cảng của Nhật Bản
Vào tháng 5/1940, Hoa Kỳ đã xây dựng Trân Châu Cảng vốn từng là một thương cảng trở thành căn cứ chính cho Hạm đội Thái Bình Dương của mình.
Trước đó, Hoa Kỳ chưa hề nghĩ đến viễn cảnh có một ngày quân đội Nhật sẽ bắt đầu tấn công mình với mục tiêu đầu tiên là cảng biển ở Hawaii cách đất liền Nhật Bản hơn 6.500km. Chính vì vậy, căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng hầu như không được bảo vệ, và chính sơ hở này đã khiến nó trở thành “gót chân Asin” để Nhật Bản xác định mục tiêu cho hành động của mình.
Đô đốc Isoroku Yamamoto (Ảnh: Wikimedia Commons) |
Đô đốc Isoroku Yamamoto lúc đó đang là Tư lệnh của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã dành nhiều tháng trời để lên kế hoạch cho “một cuộc tấn công thần tốc” nhằm tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương, hủy hoại tinh thần của Hải quân Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã không thể ngờ rằng, cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã khiến Hoa Kỳ thoát khỏi tình trạng bị cô lập, và chính thức tham gia vào cuộc Chiến tranh Thế giới lần II.
Ban đầu, cuộc tấn công Trân Châu Cảng có vẻ như là một thành công lớn đối với Nhật Bản khi máy bay ném bom của quân đội Nhật Bản đã đánh trúng tất cả tám thiết giáp hạm của Hoa Kỳ khiến cho bốn chiếc bị chìm và bốn chiếc khác bị hư hỏng nặng, hơn 300 máy bay bị phá hủy hoặc hư hỏng không còn khả năng chiến đâu, khoảng 2.400 người Mỹ bị thiệt mạng tại Trân Châu Cảng.
Lực lượng quân sự Nhật Bản được đà tiếp tục đánh chiếm hàng loạt quốc gia vốn là thuộc địa của các nước phương Tây, cho phép họ tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm dầu mỏ và cao su từ các vùng lãnh thổ này.
Thế nhưng, cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản đã thất bại trong mục tiêu tiêu diệt hoàn toàn Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Các máy bay ném bom của Nhật Bản đã bỏ lỡ các thùng dầu, bãi đạn và cơ sở sửa chữa, và không một tàu sân bay nào của Hoa Kỳ xuất hiện trong cuộc tấn công này.
Trận chiến Trân Châu Cảng đã khiến Hoa Kỳ chịu nhiều tổn thất nặng nề (Ảnh: The History) |
Vào tháng 6/1942, thất bại này càng trở nên ám ảnh người Nhật khi lực lượng quân đội của Hoa Kỳ giành được một chiến thắng quan trọng trong trận hải chiến Midway, tạo đà xoay chuyển cục diện chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương.
Nguy cơ nào cho cuộc Chiến tranh Thế giới lần III?
Khoảng 06:00 giờ sáng, ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một "chiến dịch quân sự đặc biệt" với mục tiêu "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" Ukraina. Vài phút sau, các cuộc tập kích bằng tên lửa bắt đầu tại nhiều khu vực trên khắp Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv.
Nếu nhìn lại cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, một số người đã nói về những điểm tương đồng giữa 2 sự kiện này, như: yếu tố bất ngờ, cùng bắt đầu vào thời điểm sáng sớm, đều đặt mục tiêu đánh nhanh rút gọn… Đã có không ít lo ngại về một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II sẽ bị châm ngòi bằng cuộc xung đột này tương tự như cuộc tấn công Trân Châu Cảng xảy ra cách đây 81 năm.
Tháng 3/2022, khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang phải đối mặt với áp lực tăng cường can dự của Hoa Kỳ vào Ukraine, ông đã phản ứng bằng cách nhắc liên tục cụm từ “bóng ma của Chiến tranh Thế giới thứ III” tới bốn lần chỉ trong một ngày, theo tường thuật của học giả chính trị thế giới Stephen Wertheim trên tờ New York Times xuất bản ngày 2/12.
Không chỉ các nhà lãnh đạo thế giới lo lắng mà ngay cả những người dân bình thường cũng cảm nhận được nguy cơ của một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể nổ ra. Một cuộc khảo sát do U.S. News & World Report thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7/2022 với hơn 17.000 người trên khắp thế giới cho thấy, 3/4 số người được hỏi đồng ý với nhận định: “Tôi e rằng chúng ta đang tiến gần đến Thế chiến thứ III”. Cụm từ “vũ khí hạt nhân” cũng được nhắc đến thường xuyên khi công chúng thảo luận về chủ đề này.
Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đang gây ra nhiều tổn thất cho cả hai bên cùng nguy cơ chiến tranh lan rộng trên phạm vi thế giới (Ảnh: AP) |
Tuy nhiên, sau gần 10 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt của mình thì viễn cảnh một Thế chiến thứ III vẫn chưa hiện hữu.
Mặc dù Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ Hoa Kỳ và NATO với hơn 30 tỷ đô la viện trợ quân sự cho đến nay, thế nhưng không có thành viên nào của liên minh liều lĩnh bước chân qua “lằn ranh đỏ” để có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo.
Có nhiều giả thuyết để lý giải cho điều may mắn này, và lời giải thích của bà Daniel Larison, Tiến sĩ ngành Lịch sử tại Đại học Chicago có vẻ thực tế và rõ ràng nhất.
“Nếu Chiến tranh Thế giới thứ III nổ ra thì có lẽ chúng ta đã chết hết cả rồi. Chắc chắn là như vậy”, bà Daniel Larison nói trên tạp chí điện tử Responsible Statecraft ngày 3/10/2022. Bởi theo vị học giả này thì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển mới là những khát vọng của loài người ngày nay chứ không phải là chiến tranh cùng những nút bấm nguyên tử luôn sẵn sàng thực hiện “sứ mệnh” hủy diệt thế giới.
Nga tái hiện cuộc diễu binh lịch sử trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 Ngày 7/11, tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga) đã diễn ra sự kiện tái hiện cuộc diễu binh lịch sử năm 1941. Đó là cuộc diễu binh diễn ra ngay giữa lúc cuộc chiến thống Phát xít Đức của nhân dân Liên Xô đang diễn ra khốc liệt và được đánh giá có vai trò lịch sử giúp mang lại chiến thắng cho nước Nga Xô viết. |
Nếu nổ ra Chiến tranh Thế giới thứ 3, quốc gia nào sẽ là nơi trú ẩn an toàn nhất? Nếu Chiến tranh Thế giới 3 xảy ra, có 10 quốc gia mà nhiều khả năng bạn muốn tới đó để tránh trú với xác suất an toàn cao hơn. |