TP.HCM áp dụng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại nhà
Âm nhạc ủng hộ Quỹ vắc xin lay động hàng triệu trái tim Đại dịch đã làm thay đổi thế giới, không chỉ làm việc trực tuyến mà còn có cả những buổi hòa nhạc trực tuyến. Âm nhạc đã phá vỡ mọi rào cản về địa lý và ngôn ngữ, truyền đi thông điệp cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch. |
Thêm 2 người dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nội có nguồn lây từ TP. HCM Cả hai trường hợp này cùng sống ở quận Thanh Xuân và đều có tiền sử tiếp xúc với F0 đến từ TP.HCM. |
Chiều 9/7, tại cuộc họp triển khai phát động thi đua cao điểm thực hiện công văn số 2279 và kế hoạch thực hiện điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cho biết, trong khi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, để đảm bảo 5K, các địa phương sẽ tổ chức lấy mẫu theo hộ.
Tại buổi họp, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết, thành phố sẽ tiến hành lấy mẫu gộp PCR tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, lấy mẫu kháng nguyên nhanh tại chỗ theo hộ gia đình.
Ông Nam đề nghị tất cả hộ gia đình được lấy mẫu. Nhà dưới 5 người chọn một người đại diện; nhà trên 5 người thì chọn 2 người lấy mẫu. Đại diện được chọn là người thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng, có nguy cơ cao.
Ảnh minh hoạ. |
Lãnh đạo Sở Y tế cho biết tổng công suất xét nghiệm PCR đang được gia tăng hàng ngày. Với các khu phong tỏa, ngành y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm lặp lại 2-3 ngày/lần. Nơi nguy cơ cao được lấy mẫu xét nghiệm lặp lại 5-7 ngày/lần.
Sở Y tế đã chủ động phân bổ các đội lấy mẫu cho từng địa phương. Trong trường hợp cần phân đội dự phòng, quận, huyện, TP, cần chủ động liên hệ đề xuất tăng đội lấy mẫu.
Mặc dù nhu cầu sử dụng bộ kháng nguyên nhanh (test nhanh) rất cao nhưng số lượng giới hạn. Sở Y tế hiện có khoảng 120.000-150.000 test nhanh/ngày, phân về các quận, huyện khoảng 6.000-7.000 test nhanh/địa phương. Các địa phương có nhu cầu dùng nhiều hơn cần chủ động liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Tuy nhiên, ông Nam lưu ý cần tránh tình trạng lãng phí.
"Một số trường hợp khó khăn trong lấy mẫu theo hộ thì sẽ do chủ tịch quận, huyện, TP, quyết định. Ví dụ tại chung cư thì lấy điểm phù hợp, đảm bảo không tụ tập đông người theo tinh thần Chỉ thị 16 và đảm bảo 5K", Phó Chủ tịch UBND TP. HCM - Ngô Minh Châu chỉ đạo. |
Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh do nguyên tắc của Chỉ thị 16 là người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi cần thiết. Do đó, thành phố sẽ đến từng hộ gia đình để lấy mẫu đại diện. Nơi nào tổ chức lấy mẫu tập trung là vi phạm Chỉ thị 16.
"Chỉ thị 16 yêu cầu không tập trung quá 2 người, lấy mẫu gom 5-7 người là sai rồi. Do đó, phải tổ chức đội lấy mẫu đến từng nhà. Lấy xong, người dân ở nhà chờ kết quả. Khi có F0 thì thu dung", ông Mãi lý giải và yêu cầu quận, huyện, TP, phải tổ chức lấy mẫu tại nhà.
Ngày 8/7, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã ký công văn số 2279 về áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.
Đây là lần thứ 4 TP.HCM thay đổi, kéo dài biện pháp giãn cách xã hội. Thành phố đã trải qua 2 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 31/5 đến hết 18/6; từ 19/6 đến 8/7, thành phố áp dụng Chỉ thị 10.
Theo đó, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Thành phố cũng đề nghị hạn chế đường sắt, hàng không 2 tuần tới. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm dừng.
TP.HCM đã chuẩn bị đủ hàng hóa để cung ứng cho người dân và đề nghị người dân không tích trữ lương thực, thực phẩm, gây tập trung đông người tại các điểm mua, bán nhu yếu phẩm.
Từ ngày 27/4 đến trưa 9/7, TP.HCM ghi nhận 9.895 ca mắc Covid-19, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.
TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 toàn thành phố từ 0h00 ngày 9/7 Chính quyền TP HCM quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống COVID-19. |
Hà Nội ghi nhận 2 người mắc COVID-19, xét nghiệm ngẫu nhiên người trên các chuyến bay về từ TP.HCM Sáng 7/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội vừa thông tin thêm 2 ca dương tính với COVID-19 mới là các F1 của các ca bệnh trước đó. |
Bình an trong sự chăm lo của cộng đồng Chỉ là một sự tình cờ, khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu thì những người nước ngoài này đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Không hẹn mà nên, đất nước này đã trở thành nơi họ cùng gia đình cảm thấy an tâm nhất không chỉ vì sự chia sẻ của bạn bè mà còn bởi sự chăm lo của chính quyền dành cho cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh. |