Tôn vinh hai cá nhân xuất sắc của Việt Nam trong bảo tồn và quảng bá ngôn ngữ Pháp
Trình diễn 2 món ăn truyền thống của Việt Nam tại Liên hoan Pháp ngữ 2021 ở Singapore Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã phối hợp với đối tác là Nghệ nhân ẩm thực người Singapore để trình diễn 2 món ăn truyền thống của Việt Nam. |
Bà Nguyễn Thúy Anh được bầu là Phó Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) lần thứ 45 vừa tiến hành bầu cử Ban Chấp hành và các vị trí chủ chốt của APF nhiệm kỳ 2019-2021. Chủ tịch Quốc hội Côte d’Ivoire Amadou Soumahoro được bầu giữ chức Chủ tịch APF. Được sự giới thiệu của Vùng châu Á-Thái Bình Dương, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong APF Nguyễn Thúy Anh đã được Đại hội đồng bầu giữ cương vị Phó chủ tịch APF. |
Tham dự buổi lễ có bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF); ông Đặng Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Chékou Oussouman, Trưởng đại diện Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (BRAP) của OIF cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, các vị Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội, cán bộ, giảng viên có đóng góp cho Pháp ngữ tại Việt Nam.
Tiết mục múa đặc sắc trong phần mở đầu buổi lễ. |
Các đại biểu tại buổi lễ. |
Sau 50 năm tồn tại và phát triển, Cộng đồng Pháp ngữ đã chứng tỏ được sức sống và vai trò cốt yếu của mình như một tổ chức đa phương hoạt động trên mọi lĩnh vực: hòa bình an ninh, kinh tế, văn hóa, phát triển bền vững.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết: "Tôi đánh giá cao chủ đề của Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay ‘Phụ nữ Pháp ngữ - phụ nữ kiên cường’. Đây là dịp để tôn vinh những người phụ nữ kiên cường, những y tá, bác sĩ ở tuyến đầu chống dich, những nhà nữ lãnh đạo đã cho thấy sự mạnh mẽ để điều hành đất nước. Dù ở vị trí nào, họ cũng làm tốt nhất khả năng của mình và hoàn thành trọng trách của mình một cách tuyệt vời".
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang phát biểu khai mạc buổi lễ. |
Nhân cơ hội này, Thứ trưởng thay mặt Bộ Ngoại giao cảm ơn Tổng thư ký OIF đã bổ nhiệm Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai làm Trưởng đại diện OIF khu vực Châu Phi từ Phương Tây đến Lomé (Togo). Cô là phụ nữ châu Á đầu tiên được bổ nhiệm làm trưởng văn phòng khu vực của OIF.
Thứ trưởng cho biết, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của Cộng đồng Pháp ngữ cũng như đề cao vai trò của Pháp ngữ tại Liên hợp quốc, đồng thời tích cực hỗ trợ các nước Pháp ngữ trong quá trình ứng phó với dịch bệnh; khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động tham gia, đóng góp vào việc củng cố tình đoàn kết và hợp tác trong không gian Pháp ngữ vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Chékou Oussouman, Trưởng đại diện Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (BRAP) đánh giá cao nỗ lực chống dịch COVID-19 của Việt Nam. |
Ông khẳng định: "Việt Nam đã thực sự trở thành một hình mẫu trong cuộc chiến này và được công nhận trên trường quốc tế, cũng như là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc hạn chế sự lây lan của COVID-19".
Tình đoàn kết Pháp ngữ đã được thể hiện rõ trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch. Đó là sự tương trợ giữa Việt Nam, Campuchia, Lào, Hàn Quốc với các nước Châu Âu; sự đoàn kết của Maroc với các nước Châu Phi cận Sahara ; sự kêu gọi của Tổng thống Pháp cho sự bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng vaccine. Và mới đây là sự kêu gọi tình đoàn kết quốc tế của Tổng thư ký Pháp ngữ cùng với những lãnh đạo cấp cao của Liên minh Châu Phi, Liên minh Châu Âu. Việc thông qua với 15/15 phiếu thuận, vào ngày 26/2 vừa qua, nghị quyết số 2565 (2021) do 15 nước thành viên của Hội đồng bảo an đề xuất (trong đó có các nước Pháp ngữ là Việt Nam, Tunisie, Niger, Me-hi-cô, và Pháp), về phân phối và tiếp cận vác xin tại khu vực xung đột, khủng hoảng. Điều này chứng tỏ sự nhạy bén trong ngoại giao đa phương Pháp ngữ.
Ông Chékou Oussouman cũng khẳng định, chủ đề của Ngày Pháp ngữ năm 2021 không chỉ là một lời nhắc nhở chúng ta về sự quan tâm mà phái nữ đáng được hưởng, mà còn là một lời kêu gọi hành động, huy động và tôn vinh những người phụ nữ, đang hiện diện đông đủ tại buổi lễ này.
Hiện tại trong cộng đồng Pháp ngữ có 140 triệu phụ nữ và con số này sẽ lên tới 350 triệu tới năm 2050. "Phụ nữ Pháp ngữ - phụ nữ kiên cường" đi đôi với tầm nhìn của Tổng thư ký Pháp ngữ, người đã tiến hành chương trình quỹ "Pháp ngữ với phụ nữ". Quỹ này, được thành lập trên ngân sách của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, đã tài trợ, trong năm 2020, 59 dự án tại 20 nước thuộc các khu vực Châu Phi, vùng biển Caraibes, và Li băng.
Ông Jean-Marc Lavest, Giám Đốc Văn Phòng Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đã đề cao sự tham gia chủ động, tích cực vào các hoạt động Pháp ngữ cũng như chính sách đa phương của chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh đến sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa của người Việt và sự gắn bó với các giá trị của cộng đồng Pháp ngữ. |
Cũng tại buổi lễ, Nhóm các Đại sứ quán, phái đoàn và cơ quan Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF) đã trao Giải thưởng Danh dự Pháp ngữ GADIF 2020. Giải thưởng GADIF là giải thưởng thường niên do các Đại sứ quán, Phái đoàn đại diện và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại Hà Nội bầu chọn nhằm tôn vinh những cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển tiếng Pháp tại Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và OIF.
Lần này, giải thưởng Pháp ngữ tôn vinh hai cá nhân xuất sắc của Việt Nam, những người đã và đang không ngừng bảo tồn và quảng bá ngôn ngữ Pháp và văn hóa Pháp ngữ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Đại sứ Bỉ Paul Jensen, Chủ tịch Nhóm Đại sứ Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF) cũng trao Giải Thanh niên Pháp ngữ cho anh Trần Công Danh đến từ thành phố Hồ Chí Minh. |
Giải thưởng Danh dự Pháp ngữ được trao cho Tiến sĩ Võ Văn Chương, Trưởng Bộ môn tiếng Pháp, Khoa Ngoại ngữ, Đại học Cần Thơ. Tiến sĩ Chương là người đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp các giáo viên, các nhà nghiên cứu, sinh viên và học sinh nói tiếng Pháp ở tất cả các cấp học ở Đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực có hơn 17 triệu dân. Trong nhiều năm, ông đã dồn hết năng lượng, trí lực và tâm huyết vào việc duy trì và phát triển các hoạt động nói tiếng Pháp ở trường đại học, thành phố Cần Thơ và ở các tỉnh, thành lân cận bằng sự nỗ lực quên mình và tự tin không ngừng.
Nhiều hoạt động hấp dẫn kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ cuối tuần này Lần đầu tiên, một sự kiện Pháp ngữ lớn mang tên “Sắc màu Pháp ngữ” được tổ chức tại Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). |
“Sắc màu Pháp ngữ” lần đầu tiên được tổ chức quy mô lớn tại Hà Nội TĐO – Lần đầu tiên, một sự kiện Pháp ngữ lớn mang tên “Sắc màu Pháp ngữ” sẽ được tổ chức tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ vào hai ngày 15 và 16/3. Đây là dịp để công chúng thấy rõ hơn về sức sống và sự năng động của cộng đồng nói tiếng Pháp tại Việt Nam. |
Anh Danh là cựu sinh viên nhận học bổng của Chính phủ Pháp và rất tích cực trong việc thúc đẩy Pháp ngữ trong giới sinh viên, đặc biệt là trong nhóm các cựu sinh viên, và trong việc thúc đẩy trong môi trường doanh nghiệp nói tiếng Pháp.