Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
08:46 | 29/09/2019 GMT+7

Toàn văn bài phát biểu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Liên Hợp Quốc

aa
Bài phát biểu của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Phó Thủ tướng dự hội nghị G77, tiếp xúc song phương với nhiều nước Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam sẽ nỗ lực tạo đồng thuận cao nhất trong HĐBA Việt Nam chính thức là thành viên HĐBA Liên Hiệp Quốc với 192/193 phiếu ủng hộ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 28/09 đã có bài phát biểu với chủ đề “Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và phát triển bền vững” tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

toan van bai phat bieu pho thu tuong pham binh minh tai lien hop quoc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị

Thưa Ngài Chủ tịch,

Tôi xin chúc mừng Ngài Tijjani Muhammad-Bande nhân dịp Ngài được bầu làm Chủ tịch Khóa 74 Đại hội đồng LHQ. Tôi tin tưởng rằng với bản lĩnh và bề dày kinh nghiệm, Ngài sẽ dẫn dắt Khóa họp của chúng ta thành công tốt đẹp.

Tôi cũng xin bày tỏ sự đánh giá cao về những nỗ lực đóng góp quan trọng của Bà Maria Fernanda Espinosa Garces, Chủ tịch Khóa 73 ĐHĐ LHQ cho công việc của Đại Hội đồng cũng như và về những nỗ lực và cống hiến của Tổng Thư ký Antonio Guterres trong thời gian qua.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Cách đây tám thập kỷ, Chiến tranh Thế giới lần thứ II, cuộc chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại, đã bùng nổ, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người, tàn phá các nền kinh tế, chứng kiến những tội ác kinh hoàng, cùng sự ra đời của những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh mới với sức hủy diệt to lớn.

Trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc đó, các quốc gia nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của một hệ thống an ninh tập thể dựa trên hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế, lấy đó làm nền tảng cho trật tự thế giới mới hậu chiến tranh. Và thực tế đã chứng minh đây là lựa chọn đúng đắn.

Trong suốt ¾ thế kỷ qua, các cơ chế hợp tác đa phương, với trung tâm là LHQ, đã thực sự khẳng định vai trò tất yếu và không thể thiếu của mình. Các thể chế đa phương đã tạo ra cơ chế thảo luận, hoạch định chính sách chung cho các quốc gia trên các vấn đề quản trị toàn cầu – từ những chủ đề chung như hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, phát triển, nhân quyền, tới những lĩnh vực cụ thể như hợp tác hàng hải, hàng không, bưu chính, viễn thông... Các diễn đàn đa phương, đặc biệt là LHQ, còn là nơi hình thành ý tưởng, xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược nhằm điều phối nỗ lực của các quốc gia ứng phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, xử lý các thách thức toàn cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Nhân loại sắp bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21. Chúng ta vui mừng trước những thành quả của các nỗ lực hòa bình ở các khu vực, từ Mali, Liberia đến Nam Sudan, Bờ Biển Nga. Việt Nam hoan nghênh tất cả các nỗ lực đối thoại, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình ở các khu vực, trong đó có đối thoại giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ.

Những nỗ lực toàn cầu cũng đã mang lại những thành quả to lớn về phát triển. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, giáo dục tiểu học đã được phổ cập ở nhiều quốc gia, tỉ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em giảm đáng kể. Chúng ta đã cùng nhau xây dựng được các chiến lược quan trọng, tạo khuôn khổ cho các nỗ lực phát triển toàn cầu, như Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Chương trình hành động Addis Ababa về Tài chính cho phát triển, Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu…

Nhưng chủ nghĩa đa phương đang đứng trước những thách thức gay gắt hơn bao giờ hết. Các tiến trình đa phương ngày càng vấp phải nhiều khó khăn do xu hướng theo đuổi những lợi ích vị kỷ, lựa chọn sự áp đặt thay cho hợp tác, cạnh tranh, đối đầu thay vì đối thoại và phối hợp hành động, chính trị cường quyền thay vì theo đuổi những giá trị chung, tôn trọng luật pháp quốc tế. Cam kết chính trị và nguồn lực giảm sút đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các nỗ lực đa phương toàn cầu.

Trong khi đó, thế giới ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức ở mức độ và tính chất khác hoàn toàn so với cách đây chỉ một vài thập kỷ. Những tác động trực tiếp và lâu dài của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnhảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các quốc gia. Xung đột kéo dài ở nhiều khu vực nhất là ở Trung Đông, Châu Phi, cùng nhiều điểm nóng tiềm ẩn có thể bùng phát ở các nơi khác trên thế giới. Chiến trường không còn giới hạn trong những vùng chiến sự mà đã lan ra các thành phố, làng mạc, những khu vực tập trung đông dân cư. Nguy cơ phổ biến và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt có nhiều diễn biến phức tạp, cơ chế quốc tế kiểm soát vũ khí, chống phổ biến bị rạn nứt rõ rệt. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đang tạo ra những phương thức và công cụ chiến tranh mới. Chi tiêu quốc phòng trên toàn cầu đang ở mức cao nhất, và như nhận định của Ngài Tổng Thư ký thì “chúng ta đang đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh mới”.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi hoan nghênh chủ đề được Ngài Chủ tịch đề ra cho Khóa họp năm nay là “Thúc đẩy các nỗ lực đa phương để xoá nghèo, thúc đẩy giáo dục chất lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bao trùm”.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Hợp tác đa phương có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam gắn liền với sự tham gia của chúng tôi vào các thể chế đa phương khu vực và quốc tế. Sự hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam tái thiết và phát triển đất nước sau hàng thập kỷ chiến tranh, xây dựng khuôn khổ pháp luật, chính sách, đẩy mạnh hội nhập, đem lại những thành quả to lớn về phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển toàn cầu. LHQ và các thể chế đa phương cũng là những diễn đàn chính trị, khuôn khổ pháp lý quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam tham gia chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp xây dựng, trách nhiệm trong các tiến trình đa phương. Cùng với các quốc gia ASEAN, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của Hiệp hội trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tăng cường phát triển, thịnh vượng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong khuôn khổ LHQ, các chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, những nhà ngoại giao, các chuyên gia Việt Nam tham gia đóng góp xây dựng các nghị trình và chính sách của LHQ về phát triển bền vững, về biển và đại dương, về phát triển xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, và đặc biệt là đã có những bước đi cụ thể tiến tới chấm dứt việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025.

Vừa qua, Việt Nam vinh dự lần thứ hai được bầu làm ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tới quý vị vì sự tín nhiệm và tin tưởng một lần nữa dành cho Việt Nam với trọng trách này. Là thành viên HĐBA, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình, hợp tác với các thành viên LHQ vì hòa bình và phát triển bền vững.

Trước những thách thức to lớn hiện nay, chúng ta cần cùng nhau tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy hoạt động của Liên hợp quốc. Trên tinh thần đó tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ về những giải pháp lớn nhằm đạt mục tiêu đó..

Trước hết, cần tái khẳng định vai trò và tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong việc xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia và tăng cường hợp tác đa phương. Luật pháp quốc tế là nền tảng của quan hệ bình đẳng, công bằng giữa các quốc gia; bởi vậy, các nỗ lực đa phương cần dựa trên và hướng tới đảm bảo sự tôn trọng đối với nền tảng này.

Việt Nam cho rằng tôn trọng luật pháp quốc tế là cách thức hữu hiệu nhằm ngăn ngừa xung đột cũng như tìm kiếm những giải pháp lâu bền cho tranh chấp, xung đột. Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực thực hiện các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp theo Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, từ thương lượng, hoà giải tới việc sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi việc dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh cấm vận đơn phương, trái với luật pháp quốc tế, đang được áp đặt đối với Cuba.

Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – “Hiến chương của Biển và Đại dương”. Kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận thức rõ điều đó, các quốc gia liên quan đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả tích cực về giải quyết bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Thứ hai, cần tăng cường kết nối giữa chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Các hành động quốc tế chỉ có thể hiệu quả khi phù hợp với đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, địa lý của từng khu vực, quốc gia cụ thể. Bởi vậy, các tổ chức khu vực có thể phát huy vai trò định hướng quan trọng, đồng thời bổ trợ hiệu quả cho các nỗ lực chung của LHQ. Việt Nam hoan nghênh hợp tác, phối hợp giữa LHQ, nhất là HĐBA, với Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu và Liên đoàn Ả-rập trong nỗ lực ứng phó với các thách thức an ninh ở châu Phi, Trung Đông.

Ở khu vực Đông Nam Á, ASEAN là một thể chế khu vực được xây dựng trên cơ sở “cam kết và trách nhiệm tập thể nhằm tăng cường hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực”. Sau hơn nửa thế kỷ phát triển, ASEAN giờ đây là hiện thân của hoài bão lớn của các chính phủ và người dân trong khu vực về một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ các trách nhiệm xã hội. ASEAN cũng đã khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực dựa trên luật lệ, tạo dựng các diễn đàn để các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng trao đổi, thúc đẩy hợp tác vì phát triển bền vững, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, đồng thời là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn cùng các quốc gia thành viên tăng cường sự phối hợp, bổ trợ lẫn nhau giữa HĐBA với các tổ chức khu vực để cùng đóng góp vào nỗ lực chung ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình bền vững.

Thứ ba, các nỗ lực đa phương cần coi con người là trung tâm. Hòa bình bền vững là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững và chỉ có thể đạt được khi người dân được đảm bảo cơ bản về điều kiện sống, về an toàn, an ninh. Việt Nam lên án các hành động tấn công dân thường cũng như những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống của người dân. Việt Nam ủng hộ và sẽ tiếp tục đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự của LHQ về phụ nữ, hoà bình và an ninh, trẻ em trong xung đột vũ trang. Việt Nam ủng hộ Tuyên bố Trường học an toàn, cùng nỗ lực bảo đảm quyền giáo dục của trẻ em trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi cũng sẽ ưu tiên thúc đẩy các nỗ lực tái thiết hậu xung đột, nhất là khắc phục hậu quả bom mìn, phục vụ người dân và quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia.

Thứ tư, các thể chế đa phương cần tiếp tục được cải tổ mạnh mẽ để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra, phục vụ tốt hơn lợi ích và tăng cường tiếng nói và đóng góp của các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực cải tổ hệ thống phát triển LHQ để tăng cường phối hợp và hiệu quả hoạt động, đồng thời cần tăng cường tính làm chủ của mỗi quốc gia trong quá trình hợp tác, trong khi huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và cộng đồng người dân. Việt Nam sẽ cùng các thành viên HĐBA đóng góp tích cực vào tiến trình cải cách phương pháp làm việc của HĐBA theo hướng tăng cường minh bạch, dân chủ và hiệu quả.

Và cuối cùng, thưa Ngài Chủ tịch, cam kết chính trị mạnh mẽ của mỗi chính phủ, mỗi nhà lãnh đạo có ý nghĩa then chốt đối với mọi nỗ lực tăng cường chủ nghĩa đa phương. LHQ hay các thể chế đa phương chỉ có thể mạnh và hiệu quả, giúp xử lý các thách thức toàn cầu, nếu từng quốc gia thành viên vượt qua những lợi ích riêng, hướng tới các lợi ích chung rộng lớn hơn của cộng đồng quốc tế, cam kết và thực sự đầu tư ý chí và nguồn lực cho những nỗ lực chung đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể viết nên một trang mới trong lịch sử nhân loại với những đường nét tươi sáng hơn, những đường nét của đối thoại và hợp tác, và trên hết là của hòa bình và phát triển bền vững.

Xin cảm ơn.

Theo Phạm Huân/ VOV-Washington
Nguồn: dantri.com.vn

Tin bài liên quan

Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ đối tác để phát triển bền vững

Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ đối tác để phát triển bền vững

Từ ngày 7-9/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York đã diễn ra phiên khai mạc kỳ họp Ủy ban Kinh tế-Tài chính (Ủy ban 2) của Đại hội đồng LHQ khoá 79.
Liên hợp quốc và các nước tăng cường viện trợ cho Lebanon

Liên hợp quốc và các nước tăng cường viện trợ cho Lebanon

Các tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc đã phát động lời kêu gọi 426 triệu USD cho Lebanon để hỗ trợ 1 triệu người dân phải di dời do không kích lan rộng của Israel.
Liên hợp quốc viện trợ lương thực khẩn cấp cho người dân Lebanon

Liên hợp quốc viện trợ lương thực khẩn cấp cho người dân Lebanon

Liên hợp quốc đã triển khai hoạt động cứu trợ khẩn cấp để cung cấp lương thực, y tế cho người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột leo thang ở Lebanon.

Các tin bài khác

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Pháp

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác từ nghị viện đến địa phương

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác từ nghị viện đến địa phương

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gerard Larcher.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte Adresse, Pháp

Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte Adresse, Pháp

Trong khuôn khổ chương trình tham gia Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trưa 6/10, giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Sainte Adresse dự Lễ khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Đọc nhiều

Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Daniel Nguyễn Hoài Tiến sinh ra và lớn lên tại quận Cam (California, Mỹ) trong một gia đình gốc Việt, nhưng anh không có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ. Bước ngoặt đến với Daniel vào thời điểm anh tham gia khóa học tiếng Việt tại Đại học California, San Diego. "Đó là bước ngoặt đầu tiên để tôi khám phá ngôn ngữ của cội nguồn mình", Daniel chia sẻ.
Butoh - Nghệ thuật hình thể Nhật Bản lần đầu ra mắt khán giả Việt

Butoh - Nghệ thuật hình thể Nhật Bản lần đầu ra mắt khán giả Việt

Ngày 11/10, tại Hà Nội, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản) đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình Triển lãm - Workshop - Biểu diễn Butoh mang tên “Butoh - nghệ thuật hình thể từ Nhật Bản vươn ra thế giới”.
Việt Nam khẳng định không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế

Việt Nam khẳng định không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế

Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng; khẳng định Việt Nam không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế.
Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Sau 2 năm triển khai, đã có 6 Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại 5 nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hungary, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Séc. Đây là một điểm sáng trong việc lan toả tiếng Việt của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN).
Nghệ An: nông dân góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Nghệ An: nông dân góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Ngày 12/10, Hội Nông dân xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) phối hợp với Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An tổ chức ra mắt Câu lạc bộ nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân Lào

Khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân Lào

Từ ngày 12-13/10, tại huyện Sop Bao, tỉnh Houaphanh, Lào diễn ra hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân khu vực biên giới huyện Sop Bao. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai.
Lữ đoàn 147 góp sức dập tắt cháy rừng tại Quảng Ninh

Lữ đoàn 147 góp sức dập tắt cháy rừng tại Quảng Ninh

Vào lúc 13h00 ngày 12/10, nhận được lệnh của cấp trên và đề nghị của chính quyền địa phương, Lữ đoàn 147 (Vùng 1 Hải quân) đã cử hơn 20 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 472 tham gia chữa cháy rừng tại khu 6, phường Đại Yên, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động