Tin mới vụ vỡ hụi 100 tỷ rúng động Đà Nẵng
Nhiều ngày nay, người dân địa phương xôn xao về vụ vỡ hụi 100 tỷ đồng liên quan tới bà bà Phạm Thị Tuyết Hằng (SN 1987, trú tại số nhà 6-8 đường Cẩm Nam 4, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng).
Sáng 11/9, hàng chục người đã tập trung tại địa chỉ trên để đòi nợ chủ nhà. Nhiều người cho bà Hằng vay tiền nói rằng bà này vay mượn hàng chục tỷ đồng nhưng đến nay không chịu trả tiền như đã hẹn.
Một số người cho biết đã liên tục liên lạc với vợ chồng bà Hằng để đòi nợ nhưng không được. Sau nhiều ngày thay nhau túc trực ở nhà bà này, các chủ nợ bắt gặp bà Hằng về nhà, yêu cầu bà này trả nợ nhưng bà Hằng không chịu ký giấy cam kết trả tiền.
Bà N.V.T - một người cho vay, nói: "Từ năm 2018 đến tháng 9/2019, bà Hằng nhiều lần đến gặp tôi xin vay mượn tiền, đến nay số tiền tôi cho vay lên đến 35,5 tỷ đồng. Nhưng cách đây 4 ngày, bà Hằng nhắn tin không còn khả năng trả nợ số tiền trên cho tôi".
Bà Hằng (ảnh) thừa nhận đã vay mượn hơn 100 tỷ đồng nhưng không có khả năng chi trả. Ảnh: Báo Giao thông. |
Trả lời phóng viên Báo Giao thông, bà Hằng thừa nhận đã vay mượn tiền của hàng chục người, với các khoản vay ít từ 2-3 tỷ cho đến vay nhiều hàng chục tỷ.
"Số tiền nợ của tôi đến nay hơn trăm tỷ đồng. Do chưa thống kê đã vay mượn ai bao nhiêu nên không biết con số nợ cụ thể, chỉ ước khoảng hơn 100 tỷ đồng" - bà này cho biết.
Bà Hằng cũng cho hay: Trong số tiền vay mượn mọi người nói trên, bà đã mang cho người khác mượn cũng hơn 100 tỷ đồng. Đến nay, người vay tiền chưa thể trả nợ nên bà không có khả năng trả cho mọi người.
Theo chia sẻ từ những người đã cho bà Hằng vay tiền, khi đi mượn tiền, bà này "nổ" có trường mầm non, có nhiều lô đất ở Đà Nẵng và lấy lý do vay mượn tiền để đáo hạn ngân hàng.
Tuy nhiên, thực ra bà Hằng mượn tiền gửi đi nước ngoài và hiện đang tìm cách tẩu tán tài sản, tiền bạc để trốn nợ ra nước ngoài.
Xử lý tranh chấp khi vỡ hụi thế nào? Theo Điều 31 Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường, nếu hiện tại vỡ hụi mà chủ hụi không chịu trả số tiền trên thì trước tiên các bên có thể thương lượng, hòa giải lại với nhau. Nếu không thương lượng hòa giải không thành thì 1 hoặc nhiều người tham gia họ có thể khởi kiện đến TAND để giải quyết tranh chấp trên, tuy nhiên kèm theo đơn khởi kiện cần phải cung cấp các chứng cứ liên quan đến sự tồn tại của hụi. Ngoài ra trong trường hợp chủ hụi có hành vi chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan Công an để giải quyết theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, nếu chủ hụi mà có hành vi bỏ trốn, gian dối để chiếm đoạt tài sản, hoặc sử dụng số tiền đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không còn khả năng chi trả thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác. |
Vụ án 7 người bị chém ở Thái Nguyên: Trả thù vặt vì bị nói "vỡ nợ, làm ăn mạt kiếp"? Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống như chuyện lấy nước ngoài đồng, nghe hàng xóm kể có người nói xấu nhà ... |
Cựu cầu thủ bóng đá giết vợ rồi giả vờ nói với cảnh sát vợ con bị người khác tấn công Một người đàn ông đã cắt cổ vợ và cố gắng bò ra ngoài căn hộ sau khi cảnh sát đến. Theo các dữ liệu ... |
Con trai chủ hụi tố người dân tự ý phá cửa lấy 4 két sắt chứa hơn 100 triệu sau khi công bố vỡ nợ Cho rằng một số người đã tự ý phá cửa, xông vào nhà lấy tài sản cùng 4 chiếc két sắt chứa hơn 100 triệu ... |
Quảng Nam: Đôi vợ chồng nhảy cầu tự vẫn trong đêm nghi do vỡ hụi Nghi do vỡ nợ, 2 vợ chồng ở Quảng Nam nhảy sông Thu Bồn tự tử nhưng sau đó người chồng bơi được vào bờ ... |