Tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới đón tháng lễ Ramadan
Đà Nẵng, Hội An tổ chức lễ hội Khinh khí cầu đón du khách quốc tế Từ 25-27/3, du khách tới Đà Nẵng và Hội An, tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ hội trải nghiệm bay, thưởng lãm ngày hội khinh khí cầu. |
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn và thực chất về công tác bình đẳng giới. |
Tháng lễ Ramadan bắt đầu vào thời điểm trăng non đầu tháng thứ chín theo lịch Hồi giáo. Do lịch Ramadan cũng thay đổi theo từng năm, tùy theo chu kỳ của mặt trăng, nên tháng lễ linh thiêng này của người Hồi giáo không có ngày cố định theo dương lịch.
Năm nay, tháng lễ Ramadan bắt đầu từ ngày 2/4 và kéo dài trong 1 tháng đến ngày 2/5 theo dương lịch.
Tín đồ Hồi giáo cầu nguyện trong tháng lễ Ramadan tại thánh đường Al-Sahlah ở thành phố Kufa, gần thánh địa Najaf, Iraq, ngày 5/4/2022. (Ảnh: REUTERS) |
Hàng năm, những người theo đạo Hồi sẽ nhịn ăn, nhịn uống để thể hiện sự sám hối, để tha thứ và thanh tẩy tâm hồn. Người Hồi giáo trưởng thành và khỏe mạnh sẽ thực hiện nhịn ăn từ sáng cho đến tối. Trong suốt cả tháng lễ, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... , từ lúc Mặt Trời mọc đến khi Mặt Trời lặn.
Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ, những người ốm, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú có thể không tuân theo luật lệ này, nếu việc ăn kiêng có hại cho sức khoẻ.
Phụ nữ Hồi giáo Indonesia thực hành lễ cầu nguyện buổi tối Tarawih, khởi đầu tháng ăn chay linh thiêng Ramadan tại thánh đường Hồi giáo Istiqlal ở thủ đô Jakarta, Indonesia, ngày 2/4/2022. (Ảnh: REUTERS) |
Ngoài ra, những tín đồ đang đi du lịch ở nước ngoài mà ở đó không coi Hồi giáo là quốc giáo cũng không cần nhịn ăn, nhưng họ sẽ nhịn bù sau đó. Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn.
Trong tháng lễ linh thiêng này, các tín đồ Hồi giáo sẽ thức dậy từ sớm để ăn một bữa trước bình minh gọi là suhoor và sau khi Mặt Trời lặn, họ sẽ ăn một bữa tối “xả chay” được gọi là iftar, kết thúc quá trình chay tịnh trong ngày. Ngoài ra, họ được khuyến khích thực hiện các nghĩa vụ khác như làm từ thiện, cầu nguyện năm lần trong ngày và thực hiện chuyến đi hành hương dài ngày tới thánh địa Mecca.
Lễ cầu nguyện trong một nhà thờ Hồi giáo ở Singapore. (Ảnh: REUTERS) |
Buổi cầu nguyện bao gồm việc đọc một số đoạn kinh Koran, quỳ lạy trên một tấm thảm và chạm trán xuống đất, thể hiện sự cung kính. Trong ảnh: Mọi người tham gia cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở Dhaka, Bangladesh. (Ảnh: REUTERS) |
Một gia đình người Hồi giáo cầu nguyện với Kinh Qu'ran trong tháng lễ Ramadan. (Ảnh: AFP) |
Người Hồi giáo cầu nguyện trước khi dùng bữa Iftar tại 1 nhà thờ Hồi giáo ở Palangka Raya, tỉnh Trung Kalimantan, Indonesia, ngày 4/4/2022. (Ảnh: Antara Foto/REUTERS) |
Một gia đình theo đạo Hồi dùng bữa Iftar trong tháng lễ Ramadan ở Jerusalem, ngày 5/4/2022. (Ảnh: REUTERS) |
Các tín đồ Hồi giáo sẽ cầu nguyện 5 lần một ngày, gọi là "Salat", vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa chiều, khi Mặt Trời lặn và tối. Các tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu - tại trường học, nơi làm việc, tại nhà hay ngoài trời - nhưng phải theo quy định.
Trước khi cầu nguyện, các tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác thanh khiết. Trước tiên, họ phải súc miệng, sau đó rửa mặt, cổ, tay và chân.
Ngày 18/12 sẽ diễn ra hội thảo quốc tế “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ và các dạng thức thờ nữ thần trên thế giới” Hội thảo quốc tế “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ và các dạng thức thờ nữ thần trên thế giới” sẽ được tổ chức trực tiếp tại Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và trực tuyến trên nền tảng webinar vào ngày 18/12 tới. |
Vĩnh Phúc “thắng thế” trên đường đua bất động sản ven đô Trong làn sóng dẫn dắt thị trường của bất động sản khu vực phía Bắc Hà Nội, Vĩnh Phúc đang nổi lên như một điểm sáng nhờ loạt lợi thế hiếm có, đi cùng các dự án giàu tiềm năng sinh lời trong tương lai. |