Tìm thấy vắc-xin đầu tiên phòng chống siêu khuẩn bệnh lậu
Một thực tế đáng lo ngại trên thế giới hiện nay là khó khăn trong việc điều trị siêu khuẩn bệnh lậu bởi không có thuốc kháng sinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cho biết, việc phát triển một loại vắc-xin là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan toàn cầu của siêu khuẩn bệnh lậu.
Nghiên cứu 15.000 thanh thiếu niên trên trang Lancet cho thấy, vi khuẩn gây bệnh lậu đã giảm khoảng 1/3. Có khoảng 78 triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục mỗi năm và nó có thể gây vô sinh. Sức đề kháng của cơ thể không đủ sức ngăn chặn loại bệnh đang tấn công cả thế giới này.
Vắc-xin phòng chống bệnh lậu là loại dùng để ngăn chặn sự bùng phát viêm màng não B
Vắc-xin phòng chống bệnh lậu
Một loại vắc-xin ban đầu được phát triển để ngăn chặn sự bùng phát viêm màng não B, đã được dùng cho khoảng 1 triệu thanh thiếu niên ở New Zealand giữa năm 2004 và năm 2006.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Auckland đã phân tích dữ liệu từ các phòng khám sức khoẻ tình dục và phát hiện thấy, các ca bệnh lậu đã giảm 31% ở những người được chủng ngừa.
Neisseria meningitidi – vi khuẩn gây viêm màng não có họ hàng rất gần với vi khuẩn gây ra bệnh lậu – Neisseria gonorrhoeae.
Tiến sĩ Helen Petousis-Harris, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: "Đây là lần đầu tiên một loại vắc-xin đã có tác dụng chống lại bệnh lậu. Hiện tại, cơ chế đằng sau phản ứng miễn dịch này vẫn chưa được biết, nhưng những phát hiện của chúng tôi sẽ giúp tìm thấy loại vắc-xin riêng phòng chống bệnh lậu trong tương lai."
Trước đó, WHO xác nhận ít nhất 3 người đã mắc siêu khuẩn bệnh lậu và không có thuốc chữa. 3 ca bệnh xảy ra ở Nhật Bản, Pháp và Tây Ban Nha. Con số này có thể chỉ là “bề nổi” bởi hệ thống chẩn đoán và báo cáo còn nhiều hạn chế ở những nước nghèo, nơi bệnh lậu phổ biến.
"Vi khuẩn gây lậu rất thông minh", Teodora Wi, chuyên gia sinh sản thuộc WHO cho biết. "Mỗi lần chúng tôi sử dụng một loại kháng sinh mới để điều trị, nó lại tiến hóa để kháng thuốc".
Phân tích dữ liệu từ 77 quốc gia, WHO đưa ra một số nguyên nhân góp phần gia tăng số ca mắc bệnh lậu bao gồm kháng sinh cũ và rẻ tiền mất tác dụng, thiếu biện pháp an toàn (bao cao su), đô thị hóa và du lịch phát triển, tỷ lệ phát hiện bệnh kém, điều trị không đầy đủ.
Neisseria gonorrhoeae - vi khuẩn gây ra căn bệnh lậu
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu hay còn gọi là lậu mủ do một loại vi khuẩn tên Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, thường gây ra các triệu chứng ở cơ quan sinh dục của người bệnh. Vi khuẩn bệnh lậu có thể được tìm thấy ở âm đạo, trong cổ tử cung của nữ giới và đặc biệt là ở trong đường niệu đạo của nam giới. Vi khuẩn lậu có đặc điểm phân chia rất nhanh chóng, cứ 15 phút lại phân chia một lần và tồn tại thành từng cặp một giống như hạt cà phê gọi là song cầu khuẩn lậu.
Bệnh lậu có thể bị lây nhiễm ở nhiều vị trí khác nhau, nhiều đối tượng người bệnh khác nhau, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên những đối tượng dễ mắc bệnh đó là nam giới, nữ giới trong độ tuổi sinh sản có quan hệ tình dục. Đối với việc lây nhiễm bệnh lậu thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu ở nữ giới cao hơn nam giới, và cao nhất là ở những cặp đôi đồng tính. Bệnh lậu không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nếu để lâu, bệnh lậu cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh lậu thường gây ra các triệu chứng ở cơ quan sinh dục và niệu đạo của người bệnh. Thông thường khi mắc bệnh lậu người bệnh rất khó phân biệt được triệu chứng bệnh lậu vì nó thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh, sau khoảng 3 – 7 ngày, người bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng. Theo nghiên cứu thì những triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới thường rõ ràng hơn ở nữ giới nên thường dễ nhận biết bệnh hơn.
Nguyên nhân
Vi khuẩn bệnh lậu có khả năng sống sót trong môi trường bên ngoài cơ thể rất kém, chỉ tồn tại được không quá vài phút. Vi khuẩn lậu cũng không sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, chân….Chính vì vậy những tiếp xúc thông thường không thể dẫn đến lây nhiễm bệnh lậu, mà bệnh lậu chỉ lây nhiễm qua những con đường đặc thù như:
Bệnh lậu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu nhất dẫn đến bệnh lậu lây lan nhanh chóng. Quan hệ tình dục dưới bất cứ hình thức nào nếu không sử dụng biện pháp an toàn đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu cao. Quan hệ tình dục qua cơ quan sinh dục, qua miệng, hậu môn…khả năng lây nhiễm bệnh đều như nhau. Chính vì vậy mà người ta tìm thấy các vi khuẩn bệnh lậu ở các vị trí như cơ quan sinh dục, khoang miệng hay hậu môn, thậm chí là cả ở mắt.
Bệnh lậu lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp: Trong quá trình sinh hoạt, nếu sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, bàn chải đánh răng, bồn tắm, bồn cầu với người bị mắc bệnh thì khả năng bị dính các dịch mủ chứa vi khuẩn gây bệnh cũng rất cao. Tuy nhiên khả năng lây bệnh qua con đường này hạn chế hơn rất nhiều.
Lây nhiễm từ mẹ sang con: Nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị mắc lậu thì khả năng lây nhiễm sang thai nhi là rất lớn. Chính vì vậy các bác sĩ khuyên bạn nếu bị mắc lậu cần phải điều trị bệnh khỏi rồi sau đó mới mang thai để tránh những ảnh hưởng của bệnh đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm qua con đường truyền máu và qua tiếp xúc với vết thương hở trực tiếp với người bị bệnh.
Phương Nguyên
Theo BBC