Tiếp tục chung tay thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số
Thái Nguyên: trẻ em dân tộc thiểu số có thêm sách để đọc Các em nhỏ người dân tộc thiểu số của Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) sẽ có thêm sách để đọc từ món quà công trình thư viện “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” vừa được Chi đoàn 3 (Đoàn Thanh niên cơ quan Ban Tổ chức Trung ương) phối hợp Chi đoàn Ban Công tác thiếu nhi (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) trao tặng ngày 25/3/2023. |
Bánh Kà tum - Nét ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer Kà tum là loại bánh nếp lâu đời và đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer An Giang. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc. Không chỉ ấn tượng bởi hình thức độc đáo của vỏ bánh bên ngoài, mà từ cách gói, cách ăn bánh Kà tum cũng rất cầu kỳ và thú vị. |
mặc dù đã có những tiến bộ trong phổ cập giáo dục cơ bản, trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái vẫn có nguy cơ bỏ học cao hơn các nhóm trẻ em khác. (Ảnh: Trần Hạnh). |
Giai đoạn I của dự án tập trung triển khai tại 12 huyện ở ba tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng. Dự án đã tiếp cận được 16.296 học sinh (trong đó có 8.021 nữ sinh). Bên cạnh đó, 2.136 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được đào tạo về tư vấn trường học có nhạy cảm giới và hàng nghìn người khác sẽ được tiếp cận thông qua việc triển khai khóa học trực tuyến trên toàn quốc. 120 phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số đã được đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp và tiếp tục được hỗ trợ thông qua Hội Phụ nữ xã.
Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và các đối tác, các tỉnh thuộc dự án chụp ảnh kỷ niệm (Ảnh: Trần Hạnh). |
Phát biểu khai mạc Lễ công bố dự án, ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, Giai đoạn II của dự án "Chúng tôi Có thể" có mục tiêu tiếp tục trao quyền cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái và nữ thanh niên tại các trường trung học cơ sở nội trú và các vùng lân cận, để vượt qua định kiến, lên tiếng và hành động vì ước mơ, hy vọng và nguyện vọng trong giáo dục.
"Dự án được kỳ vọng sẽ đóng góp vào Kế hoạch Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ Việt Nam, Chiến lược công tác dân tộc và cam kết quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đặc biệt là Mục tiêu 4 về Giáo dục và Mục tiêu 5 về Bình đẳng giới", ông Christian Manhart chia sẻ.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục là đối tác chính để triển khai dự án cùng với UNESCO, bên cạnh đó Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một đối tác mới của dự án, sẽ hỗ trợ các hoạt động truyền thông và vận động do học sinh khởi xướng và thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái thông qua tiếp cận cộng đồng, các diễn đàn địa phương và trung ương.