Tiêm vaccine của Trung Quốc, quan chức Indonesia vẫn nhiễm COVID-19?
Hoàng Nam 23/01/2021 09:05 | Quốc tế
![]() |
Thị trưởng thành phố Sleman, ông Sri Purnomo tiêm vaccine COVID-19 của Sinovac (Ảnh: Antara) |
Theo VOV, Thị trưởng thành phố Sleman, ông Sri Purnomo và Trưởng phòng Y tế thành phố Banjarmasin, ông Machli Riyadi là 2 quan chức đầu tiên của Indonesia được xác nhận mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine vào tuần trước. Hiện, cả 2 quan chức này đều đang được cách ly.
Bộ Y tế Indonesia cho rằng, các quan chức này đã tiêm vaccine trong thời kỳ ủ bệnh. Theo bà Siti Nadia Tarmizi, người phát ngôn về tiêm chủng vaccine COVID-19 của Bộ Y tế Indonesia, ngay từ đầu, chính phủ Indonesia đã nhấn mạnh rằng vaccine Sinovac cần được tiêm 2 mũi để đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, mũi đầu tiên chứa virus bất hoạt, do đó đây không thể là nguyên nhân lây nhiễm COVID-19.
Trước đó, đã có 25 tình nguyện thử nghiệm vaccine COVID-19 do Sinovac sản xuất cũng đã mắc bệnh.
Nhóm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 tại Đại học Padjajaran khẳng định các tình nguyện viên này bị nhiễm bệnh từ môi trường của họ chứ không phải từ vaccine đã được tiêm trong các thử nghiệm.
Nhận định về những trường hợp trên, bà Siti Nadia Tarmizi nói rằng những phát hiện này cho thấy hiệu quả của vaccine Sinovac chỉ là 65,3%. Do vậy chính phủ Indonesia khuyến cáo người dân vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm các giao thức y tế.
Chính phủ Indonesia đang nhắm mục tiêm chủng cho 181 triệu dân trong vòng 15 tháng tới để đạt miễn dịch cộng đồng. Giai đoạn đầu của tiêm chủng ưu tiên cho nhân viên y tế và các lực lượng tiền tuyến đã được tiến hành từ ngày 13-15/1/2021.
Trong khi đó, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Hy Lạp ngày 22/1 cho biết đã ghi nhận 26 ca bệnh nhiễm biến thể mới này ở Kozani, Grevena và Kastoria.
Hồi giữa tuần, Cơ quan giám sát dịch bệnh của châu Âu đã cảnh báo về khả năng các biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil đã xuất hiện tại châu Âu và có thể sẽ gây ra một đợt lây nhiễm mới trên phạm vi rộng.
Không lo biến chủng SARS-CoV-2 vô hiệu hóa vaccine GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho rằng biến chủng chỉ đột biến trên một số đoạn gien nên không ảnh hưởng vaccine ngừa COVID-19. Với vaccine Covivac, đoạn gen khá dài trong khi đột biến chỉ trên một số điểm, không phải toàn bộ nên nhìn chung, biến chủng của SARS-CoV-2 sẽ không ảnh hưởng. Ngay cả trên thế giới, các vaccine COVID-19 đang nghiên cứu cũng không ảnh hưởng tới kháng nguyên và tính sinh miễn dịch. Đó chính là lý do các nhà sản xuất trên thế giới vẫn dùng chủng này để sản xuất vaccine, cho thấy đáp ứng miễn dịch rất tốt. |


Đáng chú ý
Video: Nghẹt thở trận chiến cuối cùng của quạ với thần ưng châu Á


Tử vi tuần mới 8/3 đến 14/3/2021 tuổi Ngọ: Công danh sự nghiệp, sức khỏe
Bài viết mới
Mỹ phát hiện biến chủng vi rút COVID-19 chưa từng thấy

Cận cảnh 'tăng bay' Su-34 xuất kích trên bầu trời Syria

Chuyên đề

Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19, Ứng phó dịch Covid-19 giai đoạn 2 tại Việt Nam: Cập nhật tin tức mới nhất, diễn biến dịch bệnh tại các tỉnh thành cả nước, số người nhiễm mới nhất...

Việt Nam nỗ lực giảm nghèo bền vững

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam