Tỉ phú Khmer Lâm Se: Làm giàu từ cây lúa
ActionAid Việt Nam phát động chương trình Carbon Xanh và trồng rừng tại Sóc Trăng Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, ngày 2/6, Tổ chức ActionAid Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) tổ chức chương trình Carbon Xanh/ Xanh lên Việt Nam ơi và tổ chức trồng 500 cây mắm tại khu vực rừng phòng hộ tại ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu. |
Sóc Trăng: Tín đồ an tâm, chức sắc phấn khởi Khai giảng năm học mới cho Tăng sinh tại trường Bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam bộ; Hướng dẫn cho các chùa mở lớp dạy và tổ chức thi Sơ cấp Pali, Vini, chữ Khmer và bổ túc văn hóa cho sư sãi, con em đồng bào phật tử; Các hoạt động, lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng dân gian được tổ chức ngày càng quy mô và long trọng hơn... đó là những chuyển biến tích cực trong hoạt động tôn giáo tại Sóc Trăng. |
Biến rơm thành tiền
Tới chùa Som Rong, hỏi nhà tỉ phú người Khmer Lâm Se, ai ai ở khu vực thành phố Sóc Trăng cũng biết. Từ đường chính, đi sâu vào con ngõ hẹp khoảng 1km, thấy một kho lớn chừng 800 m2 chứa đầy rơm cuốn, một ngôi nhà rộng rãi 150 m2, đầy đủ tiện nghi ngay bên cạnh. Đó là một phần cơ ngơi của ông Lâm Se ở tuổi 64.
Ông Lâm Se và những cuộn rơm chuẩn bị được xuất bán cho thương lái Trà Vinh. |
Đón chúng tôi bằng cái bắt tay nồng hậu, ông Lâm Se với đôi mắt quyết đoán, nước da sậm màu nhanh nhẹn giới thiệu với chúng tôi hàng chục nông cụ của gia đình.
Nói về hành trình khởi nghiệp từ nông nghiệp, ông chia sẻ:
Năm 1987, sau khi lập gia đình, hai vợ chồng ông ở riêng, chăm chỉ làm ăn, tiết kiệm chi tiêu, tích lũy vốn mua được 10 công đất. Vừa làm ruộng, vừa tranh thủ chạy xe ôm để tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống, hai vợ chồng dành toàn bộ tiền lời từ bán lúa để tích lũy để mua thêm ruộng.
Nhưng quyết định lớn nhất thay đổi thu nhập trong gia đình là năm 2017. Một lần đang làm đồng, ông gặp thương lái người Trà Vinh sang Sóc Trăng thu mua rơm với giá 30.000 đồng/cuộn. Khi hỏi về số lượng thu mua, thương lái cho biết họ thu mua không giới hạn để làm nguyên liệu trồng nấm, thức ăn cho gia súc và bón cây. Tính tò mò, máu kinh doanh nổi lên, ông Lâm Se đi xe máy 60km bám theo chiếc xe thu mua rơm tới tận Trà Vinh để tìm hiểu. Đợi chiếc xe bốc hàng xong ông mới mon men vào doanh nghiệp hỏi tường tận về cách thức thu mua, số lượng, giá tiền và đặt vấn đề giao thương.
Nghĩ là làm, chiếc máy cuốn rơm đầu tiên của gia đình ông Lâm Se cũng là chiếc máy cuốn rơm đầu tiên có tại Sóc Trăng giá 300 triệu đồng được mua nhờ Nghị định 68 của Chính phủ cho vay 100% không lãi suất. Ngay lập tức, ông Lâm Se chạy đôn đáo khắp cánh đồng vận động bà con không đốt rơm rạ gây ô nhiễm. Ông cũng thu mua với giá cao. Đồng thời, làm việc với các đơn vị thu mua để đảm bảo đầu ra ổn định.
Một trong bốn nhà kho rộng 800m2 của gia đình ông Lâm Se. |
Lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, năm 2019, ông Lâm Se mua thêm 3 chiếc máy cuốn rơm nữa để phục vụ thị trường Sóc Trăng. Đến năm 2022, gia đình ông đã có tổng cộng 6 chiếc máy với trị giá gần 2 tỷ đồng. Đồng thời, ông xây dựng 4 nhà kho với trên 2.000 m2 để chứa rơm nhằm tích trữ rơm đến mùa mưa bán được giá cao. Với 6 chiếc máy này, mỗi ngày ông Lâm Se thu gom khoảng 3.000 cuộn rơm trên toàn tỉnh Sóc Trăng. Với giá bán hiện tại khoảng 25.000 đồng – 28.000 đồng/cuộn, ông thu lời tới 50%/cuộn. Ngoài ra, ông còn tạo việc làm cho 12 người dân địa phương với thu nhập ổn định.
Anh San Lợi (người Khmer) chia sẻ: “Nhờ có ông Lâm Se mà tôi có thêm việc làm. Thu nhập có ngày lên tới 500.000 đồng, mỗi tháng tôi được trên dưới 10 triệu đồng".
Anh San Lợi có thu nhập ổn định hàng tháng trên dưới 10 triệu đồng nhờ làm rơm cuốn cho ông Lâm Se. |
Hiệu quả từ nông nghiệp
Ông Lâm Se cho biết, hiện, ba nguồn thu nhập chính của gia đình ông là: làm ruộng, cho thuê dịch vụ máy gặt đập liên hợp và mua bán rơm cuốn. Với 8ha ruộng, ông làm từ 2 tới 3 vụ lúa/năm. Ông cho biết: “Mỗi năm, tôi thu trên 300 triệu nếu làm 3 vụ, trên 200 triệu nếu làm 2 vụ. Với 2 máy gặt đập liên hợp làm dịch vụ cho bà con địa phương, gia đình ông thu về 400 – 500 triệu đồng/năm. Mỗi máy làm 1.000 công/vụ. Thời gian tới, gia đình ông dự kiến đầu tư thêm vào lĩnh vực cho thuê xe dịch vụ.
Ngoài làm kinh tế giỏi, gia đình ông Lâm Se cũng thường tham gia các phong trào, gương mẫu đóng góp các loại quỹ do địa phương phát động, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, phân bón để bà con cùng vươn lên trong sản xuất. Đặc biệt, trong thời gian Covid-19 diễn biến phức tạp, ông Lâm Se hỗ trợ người dân trong xóm từ 20-30 kg gạo/hộ; hỗ trợ mai táng cho người già có hoàn cảnh khó khăn. |
Nhiều năm liền, ông Lâm Se được công nhận là nông dân sản xuất kinh, doanh giỏi cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Sóc Trăng: Bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Chiều 12/4, Hội thi văn nghệ các trường Phổ thông Dân tộc nội trú lần thứ 3 năm 2023 đã bế mạc. Đây là cuộc thi thiết thực chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, qua đó góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. |
Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa. |