Tìm hiểu cuộc sống của tộc người cá du mục cuối cùng trên thế giới
Tộc người Bajau Laut, những ngư dân lâu năm của vùng biển Sulawesi. Họ đã sống trên biển trong suốt hàng thế kỷ qua nhưng lại ít được biết đến nhất trên thế giới.
Theo truyền thuyết, người Bajau có nguồn gốc như sau: Một cô công chúa người Malaysia tên là Johor bị cuốn trôi trong một trận lũ quét. Vua cha vì quá đau buồn nên đã lệnh cho một nhóm những ngư dân cừ khôi nhất ra ngoài khơi tìm kiếm và họ chỉ được phép trở về khi nào tìm được công chúa dù còn sống hay đã chết. Dường như biển khơi đã không mỉm cười với họ, cuộc tìm kiếm thất bại. Nhóm ngư dân không thể trở về đất liền được nữa, họ lưu lạc rồi hình thành lên bộ tộc du mục trên biển Bajau.
Đa số tộc Bajau là người Sunni Hồi giáo
Người Bajau có niềm tin tuyệt đối rằng biển cả là ngôi nhà chung của họ
Đa số tộc Bajau là người Sunni Hồi giáo, phần lớn đều tin vào thế giới tâm linh của biển. Người Bajau có niềm tin tuyệt đối rằng biển cả là ngôi nhà chung của họ.
Bộ tộc Bajau có thể sống hàng tháng trời lênh đênh trên biển chỉ với một con xuồng dài, hẹp và cao tên là Lepa Lepa. Sau này, cuộc sống du mục của họ gây ra sự tranh cãi về việc đi lại trên biển nên người Bajau di chuyển về đất liền.
Họ chuyển lên ở các nhà sàn và tập trung thành một làng nổi trên biển nhưng vẫn duy trì những nếp sống cũ. Tuy nhiên vẫn còn một số "người cá du mục" bám trụ lại trên biển.
Ngôi làng của người Bajau chỉ cách thế giới văn minh khoảng 1 giờ đi biển, thế nhưng cuộc sống của họ vẫn mang tính hoang dã và du mục và được rất ít người biết đến.
Thức ăn của họ đơn giản là cá và những củ tinh bột. Họ trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem giúp bảo vệ làn da và chống lại thời tiết gay gắt vùng biển nhiệt đới.
Thức ăn của họ đơn giản là cá và những củ tinh bột. Họ trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem giúp bảo vệ làn da và chống lại thời tiết gay gắt vùng biển nhiệt đới.
Người Bajau được mệnh danh là "người cá” vì họ là những thợ lặn tự do tài ba nhất thế giới. Điều đó không ngoa chút nào.
người Bajau có thể vô tư lặn sâu xuống 20-30m dưới đáy biển trong vòng 5 phút...
...để bắt cá, bạch tuộc hoặc mò ngọc trai hay hải sâm, toàn những tài nguyên quý hiếm của biển cả.
Đôi khi là dùng cây giáo "Pana" để bắt cá
"Người cá" Rohani đã 80 tuổi nhưng cơ thể vẫn rắn chắc với những cơ bắp cuồn cuộn
Với sự hỗ trợ duy nhất của kính lặn làm bằng gỗ mà không cần bình dưỡng khí, người Bajau có thể vô tư lặn sâu xuống 20-30m dưới đáy biển trong vòng 5 phút để bắt cá, bạch tuộc hoặc mò ngọc trai hay hải sâm, toàn những tài nguyên quý hiếm của biển cả.
Người đàn ông ăn tối trên xuồng Lepa Lepa truyền thống, phần cuối xuồng để nấu ăn, phần giữa để ngủ và phần mũi để đánh cá
Người Bajau kiếm sống bằng cách dùng mìn tự chế để đánh bắt hải sản. Sau đó họ bán chúng cho các công ty chế biến hải sản ở Hong Kong
Với sự hỗ trợ duy nhất của kính lặn làm bằng gỗ mà không cần bình dưỡng khí
Việc lặn sâu dưới nước trong thời gian dài khiến màng nhĩ của họ tổn thương nghiêm trọng ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vậy, hầu hết người Bajau bị lãng tai hoặc bị điếc. Bộ tộc Bajau đã sống sót sau thảm họa sóng thần kinh hoàng tại Ấn Độ Dương năm 2004. Họ hiểu thấu về đại dương. Do đó, họ có thể tránh cuộc tấn công dữ tợn của sóng thần.
Ngoài ra,người Bajau còn dùng chất hóa học kali xyanua để bắt cá
Việc lặn sâu dưới nước trong thời gian dài khiến màng nhĩ của họ tổn thương nghiêm trọng ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vậy, hầu hết người Bajau bị lãng tai hoặc bị điếc
Người Bajau kiếm sống bằng cách dùng mìn tự chế để đánh bắt hải sản. Sau đó họ bán chúng cho các công ty chế biến hải sản ở Hong Kong. Binh lính trong Thế chiến thứ hai là những người đầu tiên truyền kỹ thuật đánh cá bằng thuốc nổ cho bộ tộc Bajau.
Một người đàn ông Bajau chia sẻ cách làm bom đánh cá từ phân bón, tuy nhiên ông đã không làm thế từ năm 2005 để góp phần bảo vệ môi trường biển
Những cách thức đánh bắt nguy hiểm đó khiến nhiều rặng san hô quý biến mất. Thậm chí khiến nhiều người trở thành phế nhân hoặc mất mạng.
Cuộc sống du mục của họ thường kết thúc trong tình trạng bị liệt hoặc chết đuối
Ngoài ra,người Bajau còn dùng chất hóa học kali xyanua để bắt cá. Những cách thức đánh bắt nguy hiểm đó khiến nhiều rặng san hô quý biến mất. Thậm chí khiến nhiều người trở thành phế nhân hoặc mất mạng. Cuộc sống du mục của họ thường kết thúc trong tình trạng bị liệt hoặc chết đuối.
Trong những năm gần đây, những người Bajau trẻ tuổi đã không còn mặn mà với việc bám biển. Họ đã di cư tới các thành phố trên đất liền để kiểm sống. Những người lớn tuổi trong bộ tộc tin rằng, khi thế hệ của họ qua đời, vùng biển này sẽ vắng bóng người.
Chính phủ Malaysia, Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) và WWF đã tạo ra những chương trình quản lý khuyến khích người dân đánh bắt hải sản một cách bền vững, khuyến khích người dân tham gia vào việc nuôi cá theo hình thức công nghiệp.
Việc này đồng nghĩa với việc bộ tộc “người cá” Bajau chuẩn bị kết thúc cuộc sống du mục của mình để bước sang cuộc sống hiện đại.
Theo Matadornetwork