Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
09:48 | 15/03/2025 GMT+7

Thương chiến Mỹ - Trung: Bắc Kinh phản đòn với chiến thuật mới

aa
Khi Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh lập tức có động thái đáp trả mạnh mẽ nhưng vẫn giữ thế cân bằng. Không còn bị bất ngờ như năm 2018, Trung Quốc lần này áp dụng chiến lược linh hoạt, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ và gia tăng sức mạnh nội tại.
Cách Mexico ứng phó với thuế quan của Mỹ
Tăng thuế nhôm, thép: nước cờ bảo hộ hay "con dao hai lưỡi" cho kinh tế Mỹ?

Chủ động, linh hoạt nhưng kiên quyết

Khi Tổng thống Donald Trump công bố loạt thuế quan mới đối với hàng hóa nhập khẩu, lãnh đạo Canada và Mexico đã nhanh chóng liên hệ với Nhà Trắng để tìm giải pháp. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có động thái tương tự. Bắc Kinh tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào với Washington cũng phải diễn ra trên cơ sở bình đẳng, thay vì là một bên xin nhượng bộ từ bên kia.

Các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ luôn sẵn sàng đối thoại, nhưng đồng thời cũng đã có phương án đối phó với các mức thuế quan ngày càng cao từ Mỹ. Kể từ khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc đã tăng 20%. Không để bị động như năm 2018, Trung Quốc ngay lập tức đáp trả bằng cách áp thuế lên các mặt hàng nông sản quan trọng của Mỹ, cùng một loạt sản phẩm khác.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, vào ngày 29 tháng 6 năm 2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka (Nhật Bản) vào ngày 29/6/2019. (Ảnh: AP)

Hãng tin AP (Mỹ) dẫn lời bà Sun Yun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả đũa khi Washington áp thuế mới. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng Trung Quốc không coi đây là một hành động gây hấn đơn thuần mà là cách bảo vệ lợi ích của mình.

"Điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh không muốn đàm phán, nhưng họ cũng không thể tỏ ra yếu thế hay cầu xin sự thương lượng", bà Sun Yun nhận định.

So với nhiệm kỳ đầu của ông Trump, Trung Quốc lần này đã chủ động hơn trong việc xây dựng các biện pháp đối phó, nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động từ thuế quan Mỹ.

Trung Quốc đã áp thuế 15% lên nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ, đình chỉ nhập khẩu gỗ xẻ, đồng thời kiểm soát nhập khẩu và xuất khẩu để gây áp lực lên doanh nghiệp Mỹ. Trung Quốc cũng đưa 15 công ty Mỹ vào danh sách đen, hạn chế hoạt động kinh doanh trong nước.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tiên tiến, giáo dục và các lĩnh vực trọng yếu để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Nước này cũng đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu bằng cách mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia khác, giúp giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Một yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc có phản ứng nhanh chóng hơn chính là sự liên tục trong lãnh đạo. Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã lãnh đạo Trung Quốc trong cả hai nhiệm kỳ của ông Trump, có lợi thế trong việc đưa ra các quyết định chiến lược mà không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chính trị nội bộ. Điều này giúp Bắc Kinh duy trì cách tiếp cận nhất quán và linh hoạt hơn.

Theo ông Daniel Russel, Phó Chủ tịch Viện Chính sách của Hiệp hội châu Á, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Tập sẽ không chủ động liên hệ với Trump trừ khi có một cơ hội thực sự rõ ràng.

"Chủ tịch Trung Quốc sẽ không tham gia vào một cuộc gọi nếu điều đó có thể khiến ông bị đặt vào thế yếu hoặc bị xem là cầu xin. Thay vào đó, Trung Quốc đang phản công nhanh chóng nhưng có tính toán đối với từng mức thuế của Mỹ", ông Russel nhận định.

Phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với các đợt thuế quan mới từ Mỹ được đánh giá là cứng rắn hơn bao giờ hết. Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Nếu chiến tranh là điều Mỹ muốn - dù là chiến tranh thuế quan, chiến tranh thương mại hay bất kỳ loại chiến tranh nào khác - chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến cùng".

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng khẳng định không một quốc gia nào vừa có thể vừa áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, vừa mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh.

"Những hành động hai mặt như vậy không chỉ gây tổn hại đến sự ổn định của quan hệ song phương mà còn làm suy yếu lòng tin giữa hai bên", ông Vương Nghị tuyên bố.

Bắc Kinh có vị thế tốt hơn trong cuộc đối đầu

Theo ông Scott Kennedy, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Trung Quốc lần này đã "không còn bị sốc" bởi chiến thuật của ông Trump.

"Họ đã từng trải qua điều này trước đây. Giờ đây, họ đã chuẩn bị tốt hơn để hấp thụ tác động từ các cú sốc kinh tế", ông Kennedy nói với AP.

Hãng thông tấn Al Jazeera (Qatar) dẫn nhận định của các nhà phân tích cho rằng, khi ông Trump khởi động một cuộc chiến thương mại mới với Trung Quốc, ông sẽ phải đối mặt với một đối thủ mạnh hơn và chuẩn bị kỹ càng hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên.

Theo ông Christopher Beddor, Phó Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics có trụ sở tại Bắc Kinh, mức thuế quan mới nhất mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc sẽ "khá dễ quản lý". Ông lưu ý rằng mức thuế này thấp hơn đáng kể so với mức thuế 60% mà ông Trump từngđe dọa trong chiến dịch tranh cử.

"Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn trong nền kinh tế chung của nước này," ông Beddor nói với Al Jazeera.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, từ năm 2018 đến 2024, thị phần của Trung Quốc trong tổng kim ngạch thương mại của Mỹ đã giảm từ 15,7% xuống 10,9%, trong khi thị phần của Mỹ trong tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc giảm từ 13,7% xuống 11,2%.

Bà Lynn Song, Nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại ngân hàng ING, nhận định Bắc Kinh sẽ không hoảng sợ về thuế quan của ông Trump, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

"Mặc dù tránh những xung đột thương mại vẫn là điều mong muốn, nhưng đây là điều đã được lên kế hoạch, vì vậy tôi không cho rằng sẽ có cảm giác hoảng loạn", bà Song nói.

Bắc Kinh cũng đang tận dụng lợi thế từ các kênh bán lẻ trực tiếp như Shein và Temu, giúp xuất khẩu hàng hóa giá rẻ vào Mỹ mà không chịu thuế quan cao, nhờ quyền miễn thuế đối với lô hàng có giá trị dưới 800 USD.

Mặc dù có lập trường cứng rắn, Bắc Kinh vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ. Theo chuyên gia Even Rogers Pay của Trivium China, việc Trung Quốc chỉ áp thuế mở màn ở mức vừa phải cho thấy chiến lược tránh leo thang căng thẳng.

"Họ không muốn bị cuốn vào một cuộc đối đầu kéo dài, mà muốn gây áp lực chính trị lên những bang nông nghiệp chủ chốt của Mỹ, buộc Trump phải tính toán lại", ông Pay nói với Al Jazeera.

Trump áp thuế quan Trump áp thuế quan "mạnh tay" với Trung Quốc, Canada và Mexico
Chiến thuật thuế quan của Mỹ có thể định hình lại thương mại toàn cầu Chiến thuật thuế quan của Mỹ có thể định hình lại thương mại toàn cầu
Phan Anh (tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với thuế suất lên tới hơn 100% ở cả hai chiều. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia quốc tế, căng thẳng thương mại không hẳn là một "thảm họa" với Trung Quốc mà là “liều thuốc thử” mạnh mẽ cho nền kinh tế nước này, buộc Trung Quốc tự cường hơn về công nghệ, giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng dựa vào nội lực.
Chính sách thuế quan của Mỹ: đòn bẩy khiến EU và Trung Quốc xích lại gần nhau?

Chính sách thuế quan của Mỹ: đòn bẩy khiến EU và Trung Quốc xích lại gần nhau?

Theo các chuyên gia, chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ làm leo thang căng thẳng thương mại, mà còn vô tình kéo Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) xích lại gần nhau trong nỗ lực tìm kiếm ổn định giữa bối cảnh bất định do Washington tạo ra.
Ba tháng cầm quyền của Tổng thống Donald Trump: Những tín hiệu bất ổn do tác động của chính sách thuế

Ba tháng cầm quyền của Tổng thống Donald Trump: Những tín hiệu bất ổn do tác động của chính sách thuế

Chỉ sau ba tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ mới, các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã có những tác động rõ nét đối với nền kinh tế Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế đã phải điều chỉnh dự báo về tỷ lệ tăng trưởng, lạm phát và thị trường lao động...

Các tin bài khác

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Chính sách thuế quan "có đi có lại" được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhằm kiềm chế toàn cầu hóa, tuy nhiên các vấn đề cấu trúc cố hữu của nó có thể đẩy nhanh xu hướng “phi Mỹ hóa” trong thương mại toàn cầu. Đó là nhận định được bà Zhang Monan, Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Mỹ và châu Âu tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE) nêu trong một bài viết đăng trên trang China-US Focus ngày 2/5.
Tin quốc tế sáng 23/4: Mỹ tái cơ cấu Bộ ngoại giao, Nga phát tín hiệu nhượng bộ trong đàm phán Ukraine

Tin quốc tế sáng 23/4: Mỹ tái cơ cấu Bộ ngoại giao, Nga phát tín hiệu nhượng bộ trong đàm phán Ukraine

Mỹ công bố kế hoạch tái cơ cấu Bộ Ngoại giao; Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Nga lần đầu tiên đưa ra đề xuất nhượng bộ đàm phán với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 23/4.
Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với thuế suất lên tới hơn 100% ở cả hai chiều. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia quốc tế, căng thẳng thương mại không hẳn là một "thảm họa" với Trung Quốc mà là “liều thuốc thử” mạnh mẽ cho nền kinh tế nước này, buộc Trung Quốc tự cường hơn về công nghệ, giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng dựa vào nội lực.

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành".
Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Từng là “cái nôi” đào tạo lớp lớp thế hệ cán bộ, sinh viên Việt Nam, những nước bạn bè truyền thống thuộc Liên Xô (trước đây) như Belarus, Azerbaijan hay Kazakhstan có một vị trí đặc biệt trong trái tim những người Việt Nam trưởng thành dưới mái trường Xô-viết. Mối ân tình son sắt với các quốc gia này từ những năm tháng chiến tranh gian khổ vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và người dân Việt Nam trân trọng, nâng niu, nỗ lực gìn giữ, tăng cường trong thời kỳ mới.
Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 2/5, trong khuôn khổ chuyến tháp tùng xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, ông Kiren Rijiju - Bộ trưởng các Vấn đề nghị viện và thiểu số Cộng hòa Ấn Độ - đã có cuộc gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4 tại TP. Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.
Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Ngày 27/4/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị giảm áp khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Phiên bản di động