Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chính sách hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng từ việc giảm đơn hàng
23.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước hỗ trợ giảm nghèo năm 2022 Mặc dù chịu tác động của tình hình kinh tế, chính trị của thế giới, ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19, năm 2022, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí khoảng 23.000 tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung. |
Lao động ảnh hưởng do cắt, giảm đơn hàng được hỗ trợ từ 1-3 triệu đồng/người Ngày 16/1, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra nghị quyết về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng. Động thái này nhằm góp phần chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động. |
Ảnh minh họa |
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xử lý thông tin báo chí nêu về lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng.
Cụ thể, mới đây, báo chí có thông tin về “Hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng - Bên cạnh những giải pháp tình thế, những chính sách dài hạn là rất cần thiết trong việc hỗ trợ người lao động”.
Về việc này, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất chính sách trước mắt và lâu dài để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng.
Theo phản ánh, từ tháng 9/2022 cho đến tháng 3/2023, số liệu thống kê cho thấy đã có 560.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm đơn hàng. Trong đó có đến 55.000 lao động ra khỏi khu vực lao động (chấm dứt hợp đồng).
Đối với người lao động, cắt giảm công việc đồng nghĩa với khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều người chỉ cố gắng "cầm cự" với đồng lương ít ỏi. Còn số bị ngừng việc thì phải tìm một công việc mới, có thể là xe ôm, phụ hồ...
Để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động một cách bền vững, lâu dài theo bà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như giãn nợ thuế, ưu đãi thuế... Bên cạnh đó là các chính sách về tín dụng cho doanh nghiệp cũng như người lao động.
Trước đó, tại phiên thảo luận tổ ngày 25/5 về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ lo lắng khi các trung tâm công nghiệp từng có thời gian thiếu hụt công nhân, song đến nay doanh nghiệp lại phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng để duy trì sản xuất.
Đại biểu Trương Quốc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam) cho hay, trong hơn 8 năm qua mới xảy ra hiện tượng người lao động không có việc làm, nhiều doanh nghiệp sa thải lao động. Đây là kịch bản xấu vì khi người lao động không có việc làm, bất ổn xã hội sẽ hiện hữu.
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) phản ánh, hiện nay tình trạng lao động mất việc làm, giảm thu nhập đang là vấn đề thực tế đáng lo ngại. Những tháng đầu năm 2023, số lượt rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng, số doanh nghiệp thành lập mới giảm. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử.
Đại biểu cho rằng, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ, khả thi, tạo ra chuyển biến, thay đổi rõ rệt thì thị trường lao động sẽ chịu nhiều rủi ro, thách thức, người lao động sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, trong số những người mất việc làm, giảm thu nhập có phần đông trong độ tuổi thanh niên. Tình trạng này kéo dài sẽ gây gánh nặng lớn về mặt an sinh, dễ dẫn đến gia tăng tệ nạn xã hội.
Nhiều chính sách hỗ trợ, vì sao việc phát triển nhà ở xã hội vẫn không như kỳ vọng? Các chuyên gia cho rằng dù có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vẫn gặp không ít khó khăn. |
Doanh nghiệp dệt may xoay xở giữ người lao động khi giảm đơn hàng Đơn hàng chỉ còn theo tháng, thậm chí không có đơn hàng, là tình cảnh của nhiều doanh nghiệp dệt may. Lúc này, các doanh nghiệp xoay sở chia công việc, thậm chí nhận cả đơn hàng "lỗ" để người lao động có việc làm, có thu nhập - chờ khó khăn qua đi. |