Thủ tướng: Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân ban hành văn bản trái luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Chống dịch như chống giặc”, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn Sáng ngày 29/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trước những diễn biến mới đòi hỏi giải pháp tích cực hơn, toàn diện hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”. |
Việt Nam luôn xác định tăng trưởng xanh là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững Việt Nam luôn xác định tăng trưởng xanh là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững |
Ngày 25/5/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi làm việc với Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả công việc; những vấn đề còn tồn đọng; những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện ngay việc sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, pháp luật; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương về công tác xây dựng pháp luật, tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, đặc biệt là đối với ý kiến thẩm định của cơ quan tư pháp; kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật;
Xử lý kịp thời những văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trên cơ sở rà soát văn bản, nhất là kết quả rà soát theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ để thực hiện thành công 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật.
Ảnh minh hoạ. |
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình sẽ tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
Cụ thể, mục tiêu của Chương trình là nhằm phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em; phấn đấu giảm tỉ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,9%.
100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi.
Trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.
Chương trình cũng đặt mục tiêu 70% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Đến năm 2030, Chương trình phấn đấu giảm tỉ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,5%; giảm tối đa tỉ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đưa ra các nhiệm vụ cụ thể như: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em;
Nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Tăng cường phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em ở các cấp, các ngành đặc biệt là cấp cơ sở, chú trọng lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các chuỗi cung ứng. Phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động. Xây dựng và triển khai quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em. Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp. Triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em nhằm trao đổi kinh nghiệm, vận động nguồn lực trong nước và quốc tế. Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em…
Bộ Ngoại giao ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam yêu cầu trách nhiệm pháp lý đối với công ty hóa chất Mỹ Toà án Pháp đã bác đơn của bà Trần Tố Nga kiện các công ty hóa chất Mỹ. Bộ Ngoại giao khẳng định ủng hộ các nạn nhân của chất độc da cam. |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP kiêm giữ chức Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ Ngày 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 11 phân công ông Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm giữ chức Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ. |
Khởi tố nhóm đối tượng tổ chức cho hàng chục người vượt biên trái phép Sáng 27/4, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Út, SN 1987, trú tại TP Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Kim Huy, SN 1967, trú tại tỉnh An Giang; đồng thời, tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Như Nhỏ, SN 1960, trú tại tỉnh Cà Mau, để tiếp tục điều tra về hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”. |