Thủ tướng: Tăng năng suất lao động từ đột phá công nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực
Sáng 26/5, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”. Tham dự diễn đàn có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ngoài ra, Diễn đàn còn có sự tham dự của lãnh đạo MTTQ, một số ban Đảng, Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo một số địa phương.
Lựa chọn vấn đề đúng và trúng
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng đánh giá cao Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn chủ đề rất đúng, rất trúng, rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” (Ảnh: H.N). |
Ông yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp đầy đủ các kiến nghị đề xuất, hiến kế của đoàn viên, người lao động, tập trung rà soát, tiếp thu tối đa để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện.
Thủ tướng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu và có giải pháp cụ thể đối với những ý kiến liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để triển khai trong thời gian tới.
Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến năng suất lao động và chú trọng những giải pháp tăng năng suất lao động: Tăng năng suất lao động xã hội là một trong những chỉ tiêu chủ yếu được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng, cụ thể: Đại hội XII đề ra chỉ tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5%/năm cho giai đoạn 2016-2020; Đại hội XIII đề ra mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm cho giai đoạn 2021-2025. Thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, năng suất lao động của nước ta tăng trưởng tích cực và liên tục trong suốt gần 40 năm đổi mới và hội nhập.
Từ năm 2011 đến nay, theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động tăng 2,7 lần, từ 70 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 188,7 triệu đồng/lao động năm 2023 - đây là mức cao so với khu vực và đang thu hẹp dần khoảng cách với các nước. |
Thủ tướng cho biết tăng năng suất lao động đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động, nhân dân. Trong quý I/2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng, tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Đạt được những kết quả quan trọng trên đây là nhờ chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong hệ thống chính trị, trong đó có Tổng LĐLĐ Việt Nam; sự chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự nỗ lực của từng người lao động, Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế”.
6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tăng năng suất lao động
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tăng năng suất lao động, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn các cấp cùng chung tay tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tăng năng suất lao động theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng; trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau:
Diễn đàn có sự tham gia của nhiều đại diện bộ, ngành (ảnh: H.N). |
Một là, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng - coi đây là nền tảng để tăng năng suất lao động. Trong đó lưu ý gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ba là, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và dạy nghề ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành, lĩnh vực, bảo đảm đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý.
Bốn là, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động từ phi chính thức sang chính thức, từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ năng suất cao hơn.
Năm là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao tỷ trọng các khu vực công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp hoá nông nghiệp.
Sáu là, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, đãi ngộ về tiền lương, phúc lợi xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao đặc biệt là nhà ở.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần phát huy vai trò của tổ chức đại diện, nhất là vai trò tham gia quản lý xã hội, làm cầu nối thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động.
Diễn đàn thu hút nhiều người lao động đến từ các doanh nghiệp và tổ chức (Ảnh: H.N). |
Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ và phát triển kỹ năng nghề, kỹ năng sống cho người lao động.
Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động, nhà nghiên cứu và kiến nghị giải pháp phù hợp. Chú trọng công tác thương lượng, đối thoại, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc. Đổi mới công tác khen thưởng, thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động, tôn vinh người lao động.
Thủ tướng cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp - chủ thể chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Ứng dụng mạnh mẽ KHCN, nhất là công nghệ số, công nghệ xanh. Tăng năng suất lao động, tăng giá trị chứ không phải tăng thời gian làm việc của người lao động, lấy cơ sở là đổi mới sáng tạo…
Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; chú trọng đào tạo, đào tạo lại; tạo dựng môi trường làm việc an toàn, sạch đẹp; có chế độ lương, thưởng đối với người lao động có nhiều sáng kiến, năng suất cao, chất lượng tốt.
Đối với đội ngũ công nhân và người lao động, Thủ tướng yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của người lao động - chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội. Không ngừng trau dồi, tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm, khả năng thích ứng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Đổi mới tác phong, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, tạo môi trường lao động lành mạnh, bình đẳng, có hiệu quả.
Đánh giá cao những tham luận Sau khi lắng nghe 10 bài tham luận của các diễn giả tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết luận 6 nội dung cần thu lượm được, đó là: Yêu nghề, yêu lao động; Luôn luôn học hỏi, đề cao kiến thức và tay nghề; Tuân thủ kỷ luật về vệ sinh an toàn lao động và xây dựng môi trường lao động lành mạnh, bình đẳng; Luôn luôn đổi mới sáng tạo; Được đãi ngộ thoả đáng về tinh thần vật chất, nhất là tiền lương và phúc lợi xã hội, khen thưởng, tôn vinh người lao động; Chính phủ, Công đoàn và các chủ thể có liên quan phải xây dựng được hệ sinh thái lao động tốt. |
Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã có thư chúc Tết gửi tới cán bộ công đoàn các thế hệ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động cả nước và người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. |
Xúc động các chuyến xe miễn phí đón công nhân trở lại Hà Nội làm việc Triển khai kế hoạch tổ chức "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024”, sáng 14/2 (Mùng 5 Tết), Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hoá đã đồng loạt tổ chức cho gần 300 công nhân lao động của tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa trở lại Hà Nội làm việc. |