Thủ tướng: Phải chống cả virus corona và 'virus trì trệ'
Bị từ chối lên du thuyền có 136 người nhiễm nCoV, khách Việt may mắn 'thoát nạn' |
Chủng mới virus corona được đổi tên thành Covid-19 |
Chiều 12/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus corona (Covid-19), cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2020 và các giải pháp chỉ đạo, điều hành để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Thủ tướng khẳng định với các biện pháp mạnh, cụ thể, hiệu quả, tình hình dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chỉ lo chống dịch mà không lo phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng thì không thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thủ tướng nêu rõ: "Tinh thần là không được vì việc này mà bỏ mất việc kia”. Bởi vậy, hiện tại Việt Nam cần phải chống cả 2 loại virus, là virus corona và “virus trì trệ”, không chịu làm việc, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus corona (Covid-19). (Ảnh: VGP) |
“Chúng ta không được đổ lỗi cho khách quan, không chịu triển khai những biện pháp mới, không chịu tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh, làm sụt giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân”, Thủ tướng phát biểu.
Cũng trong cuộc họp, Thủ tướng đề nghị tìm biện pháp cụ thể, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, du lịch, xuất nhập khẩu và các hoạt động khác trong bối cảnh dịch bệnh; đồng thời đưa ra cảnh báo nếu chỉ với cách làm bình thường sẽ sụt giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác. Vì thế, “phải phấn đấu cao hơn nữa, với giải pháp cụ thể hơn nữa, kịp thời hơn nữa, thích ứng tốt hơn nữa”.
Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp, kinh tế Trung Quốc và toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỷ USD. Theo dự báo, nếu khống chế được dịch trong quý I/2020 thì tăng trưởng của nước ta dự báo là 6,25%. Nếu quý II/2020 mới khống chế được thì tăng trưởng dự báo là 5,96%.
Về du lịch, Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá số lượng khách từ các quốc gia này sẽ giảm khoảng 50-60% trong giai đoạn có dịch. Nếu dịch kéo dài hết quý I, thiệt hại về doanh thu từ khách quốc tế năm 2020 là khoảng 2,3 tỉ USD; nếu dịch kéo dài hết quý II, thiệt hại sẽ khoảng 5 tỉ USD, kéo theo là các ngành vận tải, các ngành dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất kinh doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực và toàn cầu. Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn và có đường biên giới dài với Trung Quốc nên chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
Theo số liệu thống kê tính đến hết ngày 11/2, tại nơi dịch bùng phát dịch - tỉnh Hồ Bắc ghi nhận 1.638 ca nhiễm mới, thấp hơn so với đỉnh điểm 3.000 ca mới của hôm 4/2. Ngoài ra, đây cũng là số ca nhiễm mới thấp nhất kể từ ngày 31/1. Số ca nhiễm mới trong ngày 11/2 ở Trung Quốc là 2.015 ca, cũng giảm so với con số 2.478 ca nhiễm hôm 10/2.
Trung Quốc: Người dân tập thể dục, vui chơi trong khu vực cách ly nCoV Mặc dù phải ở trong khu vực cách ly nCoV nhưng nhiều người dân Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều hoạt động giải trí để ... |
Video: Y tá lảo đảo rời khu cách ly dịch virus corona, hàng triệu người rơi lệ Video ghi lại cảnh một nữ y tá bước ra khỏi khu cách ly phòng dịch virus corona trong trạng thái mệt mỏi, bước chân ... |
Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị bệnh do nCoV Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã ký quyết định giao Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư chủ trì, phối hợp ... |