Trang chủ Chính trị - Xã hội
10:32 | 16/09/2021 GMT+7

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững

aa
Phát biểu tại Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ nhiều trăn trở, suy nghĩ để phát huy hơn nữa nguồn tài nguyên trí tuệ của đất nước. Ông nhấn mạnh, chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống, nhất là đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành được phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.
Thực hiện giãn cách phải kiểm soát dịch trong thời gian 14 ngày Thực hiện giãn cách phải kiểm soát dịch trong thời gian 14 ngày
Công điện ngày 15/9 của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xác định mục tiêu và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp để thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức tại Hà Nội.

Cùng dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương.

Lãnh đạo các địa phương tham dự trực tuyến qua các điểm cầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Báo cáo của VUSTA tại Hội nghị cho biết, các hội thành viên và tổ chức trực thuộc đã thực hiện thành công 38 nhiệm vụ cấp quốc gia, 300 cấp bộ/tỉnh và 2.000 cấp cơ sở trên cơ sở xã hội hóa một cách mạnh mẽ theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Những thành tựu đáng tự hào trong 5 năm qua đã khẳng định VUSTA là tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam.

Sau khi Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp, Đảng đoàn VUSTA đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để triển khai trong toàn hệ thống Liên hiệp Hội. Đảng đoàn chỉ đạo Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội ban hành Chương trình làm việc toàn khóa VIII nhiệm kỳ 2020-2025 gồm nhiều nội dung quan trọng gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về Liên hiệp Hội.

Theo đó, Liên hiệp Hội từ Trung ương đến địa phương phấn đấu là tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, cùng với các hội ngành thành viên giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết rộng rãi và phát huy trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN; đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đội ngũ trí thức KH&CN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội ngành thành viên và hội viên hoạt động trong các hội; là nhân tố quan trọng đưa KH&CN trở thành động lực phát triển đất nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các tham luận, báo cáo tại Hội nghị đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, khai thác tối đa trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, nâng cao chất lượng tham mưu, tư vấn phản biện và giám định xã hội; chú trọng công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường…

“Tiếp tục tin tưởng vào đội ngũ trí thức KH&CN cách mạng Việt Nam, mạnh dạn đặt hàng và giao cho Liên hiệp Hội tham mưu, tư vấn phản biện và giám định xã hội thêm các đề án lớn, khó, có tính chất liên ngành, nhất là những đề án về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Chính phủ; các chương trình, dự án lớn, các công trình quan trọng quốc gia”, Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao phát biểu.

Nhiều giải pháp, thành tựu nghiên cứu cụ thể, thiết thực đã được báo cáo tại Hội nghị, trong đó nhiều đề tài vừa có ý nghĩa lâu dài, vừa giải quyết các vấn đề cấp bách đang đặt ra. Như tham luận về một số ý kiến trong phòng chống dịch COVID-19 của GS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học và Truyền máu Việt Nam; tham luận của Viện Công nghệ GFS – thành viên của VUSTA đề cập đề tài sản xuất cấu kiện tiền chế trong lĩnh vực xây dựng- đề tài mang tính thời sự và khoa học với yêu cầu xử lý hàng triệu tấn xỉ thải; cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ đã xuống cấp tại các thành phố lớn; xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trong cả nước - nhu cầu này đặc biệt bức thiết không chỉ khi cần áp dụng chính sách “ba tại chỗ” tại các khu công nghiệp trong tình hình đại dịch COVID-19…

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Hội nghị đã tập trung vào những nội dung chính để giải quyết mong muốn và khát vọng đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hết lòng, hết sức cống hiến cho khoa học, cho đất nước

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt biểu dương những đóng góp, cống hiến to lớn của đội ngũ trí thức KH&CN, của nhiều thế hệ các nhà khoa học nước nhà, của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định: Xuyên suốt chiều dài lịch sử, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu. Ngay từ khi mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài”. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển KH&CN và đội ngũ trí thức trong tất cả các lĩnh vực.

Người đứng đầu Chính phủ ghi nhận, thời gian qua, Liên hiệp Hội đã phát huy tối đa vai trò là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo. Liên hiệp Hội là một trong những cái nôi ươm mầm KH&CN hiệu quả, môi trường thuận lợi để tập hợp đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoài nước, phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân của đội ngũ trí thức, là nơi để các trí thức KH&CN thể hiện trí tuệ, sức sáng tạo và có những đóng góp tích cực cho đất nước.

“KH&CN từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực KH&CN của đất nước được tăng cường. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực hơn trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Hiệu quả hoạt động KH&CN nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo”.

Đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và trí thức KH&CN nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Cuộc sống của nhiều nhà khoa học còn đối mặt với khó khăn, vất vả nhưng hết lòng, hết sức cống hiến cho khoa học, cho đất nước. Điều đó thật đáng trân trọng và tôn vinh”, Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, KH&CN nước ta vẫn còn những hạn chế. Đội ngũ trí thức KH&CN chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa đáp ứng được những mong muốn và sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Số cán bộ KH&CN tuy gia tăng về số lượng nhưng thiếu các chuyên gia giỏi đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mũi nhọn. Chưa tạo được phong trào đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, KH&CN chưa thực sự gắn chặt với thị trường. Các công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội còn ít. Trong 10 năm qua, số lượng công trình khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đã có tăng nhưng còn hạn chế... Việc tham gia tổng kết thực tiễn, những cách làm hay, sáng tạo, có tính đột phá còn hạn chế. Không ít công trình, đề tài, dự án các nhà khoa học phải mất nhiều thời gian để hoàn thiện chứng từ, thủ tục thanh, quyết toán, thậm chí phải dùng nhiều biện pháp hành chính, kỹ thuật.... Hệ thống tổ chức, bộ máy của Liên hiệp Hội còn một số bất cập; nội dung, phương thức hoạt động chưa có nhiều đổi mới, chưa tạo được môi trường thuận lợi để khuyến khích, truyền cảm hứng cho đội ngũ trí thức tích cực đổi mới, sáng tạo và có nhiều đóng góp vào những vấn đề lớn của đất nước.

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà khoa học dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phải có hành động để quản lý sự thay đổi

Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, yêu cầu phải có hành động để quản lý sự thay đổi. Chúng ta cần thay đổi tư duy và hành động gắn với bối cảnh thế giới hiện nay, gắn với phát triển khoa học và đội ngũ trí thức.

“Thế giới của ngày hôm nay sẽ không phải là thế giới của ngày hôm qua do sự phát triển như vũ bão của KH&CN. Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay nếu quay trở lại mấy chục năm trước có lẽ chúng ta chỉ tưởng tượng trong phim khoa học viễn tưởng như sự kết nối qua không gian mạng hay phát minh trí tuệ nhân tạo, người máy... Khoa học trên thế giới đã thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển, ứng dụng của KH&CN được coi là sức mạnh mềm, biên giới mềm, thậm chí là chiến lược cạnh tranh quốc gia”, Thủ tướng phát biểu và nhấn mạnh: Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn toàn cầu và đòi hỏi sự thay đổi tư duy nhìn về thế giới, nhìn ra thế giới, tư duy quản trị đất nước nếu chúng ta không muốn là “một cỗ xe ngựa” sau khi thế giới đã phát minh ra xe ô tô. Nếu không đổi mới, chúng ta sẽ ở lại phía sau.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển KH&CN trong mọi mặt của đời sống đất nước. “Nhưng nhìn ra thế giới, đánh giá thực trạng trong nước và nghe tâm tư, nguyện vọng của các đồng chí, chúng ta còn rất nhiều việc phải tư duy, suy nghĩ, trăn trở. Nhiều trí thức muốn có hệ sinh thái KH&CN rộng lớn hơn để phát triển ý tưởng, phương pháp, cách làm và sản xuất ra sản phẩm có giá trị, có hàm lượng KH&CN cao hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước; cần chính sách để phát hiện tài năng, thu hút và cống hiến… Hội nghị hôm nay cũng là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại, đánh giá và giải quyết các vấn đề mà chúng ta đều thấy trăn trở”, Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng đánh giá, Hội nghị đã tập trung vào những nội dung chính để giải quyết mong muốn và khát vọng đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà khoa học cũng muốn biết cụ thể Chính phủ muốn gì từ các nhà khoa học để mỗi chúng ta cùng đóng góp xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng ta xác định quan điểm phát triển đất nước “phải bằng và dựa vào KH&CN”, “phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Đại hội XIII của Đảng xác định 6 trọng tâm, 3 đột phá chiến lược và 12 nhiệm vụ chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống, nhất là đưa KH&CN trở thành động lực phát triển, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, Thủ tướng nêu rõ.

Nghị quyết Đại hội cũng xác định, con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn kết hài hòa, hiệu quả với phát triển KH&CN và đội ngũ trí thức tâm huyết, đam mê, yêu khoa học, yêu đất nước và con người Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức hơn là thuận lợi, với vai trò là tổ chức đại diện cho trí thức KH&CN, Liên hiệp Hội và các tổ chức thành viên cần làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị, động viên các hội viên triển khai hiệu quả 07 nội dung hoạt động được xác định trong Điều lệ theo Quyết định 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển lãm thành tựu khoa học và công nghệ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Không để tình trạng “chảy máu chất xám” hoặc không khai thác hết chất xám

Lấy nhiều ví dụ về các vấn đề khoa học đặt ra từ thực tiễn phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tiễn để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép. Nhiều nhà khoa học đã rất tâm huyết, trách nhiệm góp ý với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ứng phó với dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, ghi nhận và rất trân trọng các ý kiến này.

Ông cũng cho rằng, việc triển khai nhiệm vụ này phải dựa trên căn cứ khoa học, nhưng việc chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch tới cấp cơ sở, tới người dân phải rất giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện… Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học phát huy hơn nữa vai trò và uy tín của mình trong hỗ trợ công tác thông tin, truyền thông để phổ biến rộng rãi, giải thích rõ ràng với nhân dân về khía cạnh, góc nhìn khoa học của những biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Làm sao để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm có hiệu quả cùng với hệ thống chính trị của chúng ta.

Thủ tướng gợi mở một số đề tài, nội dung lớn mà các nhà khoa học, các trí thức cần tập trung nghiên cứu thời gian tới, như tiếp tục tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, việc xây dựng nền dân chủ XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; vấn đề chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số...; các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, già hóa dân số…; các vấn đề cấp bách, bất ngờ như COVID-19 (nghiên cứu vaccine, thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược)…

Nhấn mạnh yêu cầu tập trung nghiên cứu để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra, mà đất nước đang cần, Thủ tướng Phạm Minh Chính kể lại câu chuyện về một hội thảo quốc tế về san hô đỏ dự kiến được tổ chức tại Việt Nam. Các cơ quan liên quan đều đã đồng ý, nhưng Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó chỉ hỏi một câu là “Việt Nam có nhà khoa học nào trong lĩnh vực này không”? Khi được biết câu trả lời là không, Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định không tổ chức hội thảo nữa.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chiến lược phát triển KH&CN, đi cùng với cơ chế, chính sách và sự đầu tư để khuyến khích, tạo môi trường cho các nhà khoa học cống hiến… Cùng với đó, tăng cường hợp tác công – tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới, sáng tạo, lấy nguồn lực nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực ngoài nhà nước… Thủ tướng nhấn mạnh, “trong văn hóa có khoa học, trong khoa học có văn hóa” và truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc cũng là một nguồn lực phát triển cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

“Tôi thật sự suy nghĩ rất nhiều về tình trạng “chảy máu chất xám” hoặc không khai thác hết chất xám của đất nước chúng ta. Truyền thống và trí tuệ của Việt Nam thật sự là tài nguyên quý giá của đất nước. Nhưng một câu hỏi rất lớn đặt ra – đó là chúng ta đã khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trí tuệ đó như thế nào? Đã hợp lý chưa? Có lãng phí không? Có cầu toàn, nóng vội không? Tất cả những người có trách nhiệm đều đau đáu về những câu hỏi đó”, Thủ tướng chia sẻ. Ông mong muốn, các đại biểu, các nhà khoa học vì trách nhiệm với đất nước, với Liên hiệp Hội sẽ nghiên cứu cụ thể nguyên nhân, hạn chế, gợi ý giải pháp thiết thực cho Chính phủ để giải quyết từng bước tình trạng này.

“Tôi cũng muốn đặt hàng các đồng chí về đề tài này để là nguồn tài liệu quý giá Chính phủ nghiên cứu và hoàn thiện chính sách, tổ chức bộ máy, con người...”, Thủ tướng chia sẻ và yêu cầu các địa phương cũng phải quan tâm hơn nữa tới phát triển KH&CN, cầu thị lắng nghe các ý kiến phản biện của các nhà khoa học, kể cả ý kiến trái chiều.

Thủ tướng nhắc lại, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để Nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống Nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các cô chú”. Thủ tướng đề nghị thực hiện có hiệu quả lời căn dặn của Bác để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, phát triển và thịnh vượng.

Ông nhấn mạnh, càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm càng phải giữ vững bản lĩnh, giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của nhau, kể cả ý kiến trái chiều, để xem xét, quyết định, nhất là những vấn đề mới, có tính đột phá, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân.

Về các đề xuất tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ ngành, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ giải quyết ngay, những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì tập hợp, báo cáo, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành được phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.
Thực hiện giãn cách phải kiểm soát dịch trong thời gian 14 ngày Thực hiện giãn cách phải kiểm soát dịch trong thời gian 14 ngày
Công điện ngày 15/9 của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xác định mục tiêu và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp để thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Kiện toàn nhân sự Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Kiện toàn nhân sự Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1527/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Theo Báo Chính Phủ
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Cơ hội để Việt Nam tham khảo kinh nghiệm từ các nhà khoa học nữ quốc tế

Cơ hội để Việt Nam tham khảo kinh nghiệm từ các nhà khoa học nữ quốc tế

Ngày 4/10, Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (INWES APNN) năm 2024 đã được khai mạc tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các nhà khoa học nữ kết nối, chia sẻ và hợp tác, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững.
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ đạt giải nhất Hội thi thiết bị đào tạo tự làm năm 2024

Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ đạt giải nhất Hội thi thiết bị đào tạo tự làm năm 2024

Chiều 27/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức tổng kết Hội thi thiết bị đào tạo tự làm năm 2024.
Học giả Việt Nam: Đổi mới khoa học công nghệ ở Trung Quốc sẽ tiếp tục có nhiều đột phá

Học giả Việt Nam: Đổi mới khoa học công nghệ ở Trung Quốc sẽ tiếp tục có nhiều đột phá

Đổi mới là động lực hàng đầu dẫn dắt sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt trong kỷ nguyên kinh tế tri thức. Trong quá trình cải cách mở cửa, Trung Quốc đã tích cực và chủ động trong việc học hỏi và thu hút công nghệ từ bên ngoài. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đang định hình lại cục diện cạnh tranh của thế giới. Những thay đổi sâu sắc của tình hình chính trị và kinh tế quốc tế, cũng như những yêu cầu chuyển đổi động lực tăng trưởng trong giai đoạn phát triển mới đòi hỏi Trung Quốc phải đẩy nhanh quá trình đổi mới, thực hiện tự lực tự cường về khoa học công nghệ.

Các tin bài khác

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte Adresse, Pháp

Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte Adresse, Pháp

Trong khuôn khổ chương trình tham gia Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trưa 6/10, giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Sainte Adresse dự Lễ khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Hôm nay 6/10, Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to cục bộ với lượng mưa có nơi trên 70mm, mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm.
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam diễn ra từ ngày 16-18/10

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam diễn ra từ ngày 16-18/10

Sáng 4/10, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức họp báo thông tin, giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đọc nhiều

Việt Nam và Nepal thúc đẩy hợp tác toàn diện qua giao lưu nhân dân

Việt Nam và Nepal thúc đẩy hợp tác toàn diện qua giao lưu nhân dân

Từ ngày 26/9 - 4/10, Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal do ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã có chuyến công tác tại Nepal. Chuyến thăm nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực quan trọng.
Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện ký ức hào hùng của Thủ đô

Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện ký ức hào hùng của Thủ đô

Sáng ngày 6/10, chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội. Chương trình tái hiện lại những hình ảnh lịch sử hào hùng của Thủ đô 70 năm về trước.
Lào tự tin đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 với sự đồng hành của Việt Nam

Lào tự tin đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 với sự đồng hành của Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Vientiane, Lào, từ ngày 8-10/10. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào tại Việt Nam, bà Khamphao Ernthavanh đã có cuộc trao đổi với báo chí về những thành tựu quan trọng của Lào khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2024; sự hỗ trợ tích cực của Việt Nam trong nhiệm kỳ này và vai trò của Việt Nam trong việc hiện thực hóa các tầm nhìn phát triển của ASEAN.
G7 thông qua kế hoạch hành động chống nạn buôn người di cư

G7 thông qua kế hoạch hành động chống nạn buôn người di cư

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ thành lập các đơn vị cảnh sát chuyên trách để điều tra nạn buôn người di cư, giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp.
Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Sáng ngày 8/10, Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” đã khai mạc tại Hà Nội.
Một ngày làm chiến sĩ tí hon

Một ngày làm chiến sĩ tí hon

“Một ngày làm chiến sĩ tí hon”, thầy, cô giáo và các em học sinh Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh đã hiểu thêm về môi trường sinh hoạt trong quân ngũ, về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng.
Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Triển lãm số về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đến với học sinh Bình Thuận

Trong 2 ngày 3 và 4/10, tại trường Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt và Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ, thị xã La Gi (Bình Thuận), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Ủy ban Nhân dân thị xã La Gi tổ chức Triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý."
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động