Thủ tục và chi phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất năm 2019
Siêu xe Mercedes S450 tai nạn nát đầu: Hãng cắt bỏ CPA plus hay Cục Đăng kiểm không cấp phép? Đại diện Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) chia sẻ chính thức lý do xe sang S450 vừa bị tai nạn nát đầu tại Diễn Châu-Nghệ An ... |
Trung tá công an bị xe ủi cán tử vong khi đang kiểm tra ống nước Khi trung tá Nguyễn Đức Duy kiểm tra ống nước của gia đình, chiếc xe ủi đi tới bị khuất tầm nhìn đã cán qua ... |
Cục Đăng kiểm triệu hồi 66 xe Kawasaki W175 do lỗi động cơ Theo thông tin được Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN), 66 chiếc Kawasaki W175 thuộc diện triệu hồi lần này được sản xuất vào năm ... |
Chu kỳ kiểm định xe cơ giới được quy định cụ thể trong thông tư 70/2015TT-BGTVT - Ảnh H.C |
Đăng kiểm xe ô tô là quy trình quan trọng mà chủ xe cần phải tuân thủ theo đúng quy định trong quá trình sử dụng xe. Theo đó, luật đăng kiểm ô tô quy định chiếc xe phải được cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xem xe có đạt tiêu chuẩn sử dụng hay không. Nếu đạt tiêu chuẩn, chiếc xe ô tô đó sẽ được cấp (giành cho xe mới đi đăng kiểm lần đầu) hoặc gia hạn cho phép xe ô tô tham gia giao thông. Nếu chưa đạt, chủ xe phải sửa chữa các lỗi mà cơ quan kiểm định đưa ra đến khi đạt đúng yêu cầu thì sẽ được cấp phép sử dụng xe.
Bởi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ô tô tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, xe ô tô phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (kiểm định) tại cơ sở đăng kiểm được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép mới được phép lưu thông.
Quy trình đăng kiểm xe ô tô sẽ gồm 4 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Mọi thủ tục liên quan đến quy trình đăng kiểm xe ô tô được thực hiện ở các trạm đăng kiểm do Bộ Giao Thông vận tải cấp phép.
Bước 2: Kiểm tra xe: Trong trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau.
Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.
Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.
Người lái xe cần nắm rõ luật đăng kiểm xe ô tô để tiết kiệm thời gian khi đăng kí. |
Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô bao gồm: Tờ khai công an về đăng ký xe theo mẫu quy định, Giấy tờ gốc của xe ô tô (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường, đăng ký xe) Cà số khung, số máy, tờ khai thuế trước bạ theo mẫu qui định, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (1 bản chính). Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
Đối với các xe nằm trong diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn, chủ xe còn cần phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan đến thiết bị này.
Thời hạn đăng kiểm xe ô tô thông thường sẽ được quy định cụ thể trên phù hiệu xe tải. Phù hiệu này sẽ được dán trực tiếp trên phần kính chắn gió ở đầu xe.
Xe ô tô cũ và mới từ dưới 9 chỗ đến các loại xe đầu kéo lớn có trên 20 nưm sản xuất đều có thời hạn đăng kiểm. Thời hạn đăng kiểm này phụ thuộc vào từng loại xe và ghi trên tem đăng kiểm theo quy định được nêu tại 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015. Cụ thể:
Chu kì đăng kiểm xe ô tô theo quy định hiện nay. |
Trong đó, cần ghi nhớ các loại xe ô tô chở người dưới 9 chỗ có tham gia kinh doanh và các phương tiện chở người trên 9 chỗ được chia ra làm 2 loại như sau:
Phương tiện chưa cải tạo: Đối với các phương tiện chưa cải tạo thì chu kỳ đăng kiểm đầu tiên sẽ là 18 tháng. Chu kỳ tiếp theo định kỳ sẽ là 6 tháng /1 lần.
Phương tiện đã cải tạo: Đối với các phương tiện đã cải tạo các tính năng như thay đổi hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 12 tháng, chu kỳ tiếp theo sẽ định kỳ là 6 tháng/1 lần.