Thông xe đường trên cao đẹp nhất Thủ đô từ 11/10
Tai nạn giao thông chiều 9/10: Phạt 150 triệu đồng hai tài xế chở quá tải, còn cố thủ trong xe suốt 6 tiếng |
Camera giao thông: Xe máy không người lái băng qua đường vào... 'đổ xăng' |
Phát lệnh khởi công từ tháng 5/2018, dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được được làm 2 gói thầu trao cho những nhà thầu danh tiếng đến từ Nhật Bản và Việt Nam.
Gói thầu số 1 của đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long của liên danh Tokyu - Taisei và gói thầu số 2 đoạn Mai Dịch - Cổ Nhuế được đảm nhiệm bởi liên danh Sumitomo - Cienco4. h nhà thầu đã và đang sát cánh cùng nhau tạo nên dấu ấn tại hàng loạt công trình giao thông trọng điểm quốc gia: Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cầu Nhật Tân, Metro Bến Thành - Suối Tiên, cao tốc Bến Lức - Long Thành…
Thông xe đường trên cao đẹp nhất Thủ đô từ 11/10. |
Tuyển chọn được những nhà thầu mạnh cả về năng lực, kinh nghiệm và tài chính nên toàn bộ hạng mục của công trình đã hoàn thành thi công vào ngày 30/9/2020, sau 28 tháng triển khai, đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng đã ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
Từ cuối năm 2012, Bộ GTVT giao Ban QLDA Thăng Long nghiên cứu đầu tư dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long để khai thác đồng bộ với tuyến đường trên cao từ Bắc Hồ Linh Đàm - Mai Dịch nhằm giải tỏa ùn tắc, tai nạn giao thông cho tuyến đường Phạm Văn Đồng, đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển KT-XH của Thủ đô Hà Nội.
Trên cơ sở đề xuất của Ban QLDA Thăng Long, tháng 9/2013, Bộ GTVT phê duyệt đầu tư dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long dài 5,36km, tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Trong thiết kế ban đầu được Bộ GTVT phê duyệt, dự án chỉ đầu tư cầu cạn từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, không xây dựng các nhánh ramp ra vào tuyến đường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án còn dư vốn nên Bộ GTVT đã phê duyệt bổ sung 6 nhánh ramp lên xuống (trái tuyến 3 nhánh và phải tuyến 3 nhánh) tại các khu vực gần ngã tư Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế và Tân Xuân.
Các nhánh ramp này sẽ được triển khai xây dựng ngay sau khi công trình thông xe, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào ngày 30/4/2021 để kết nối giữa cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long và khu vực xung quanh.
Đặc biệt, nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư không dùng đến và nguồn kinh phí tiết giảm được trong quá trình thực hiện dự án bằng các giải pháp kỹ thuật tối ưu, sau khi hoàn thành toàn bộ các hạng mục, dự án vẫn còn dư khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.
Theo Ban QLDA Thăng Long, dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thông xe đưa vào khai thác trùng với thời điểm cầu Thăng Long đang tiến hành sửa chữa mặt cầu (Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư) cấm tuyệt đối phương tiện lưu thông trong thời gian sửa chữa. Do đó, phương án tổ chức giao thông và kết nối hạ tầng giao thông của dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được thực hiện như sau:
Các phương tiện hướng từ nút giao Mai Dịch đi Nguyễn Hoàng Tôn, khu đô thị Ciputra: Lên cầu cạn tại đường dẫn và mố A1 sau đó lưu thông đến cuối cầu cạn vòng lại sau mố A2 (phạm vi đường dẫn phía nam cầu Thăng Long) đi xuống nút giao nam Thăng Long (theo nhánh B).
Các phương tiện hướng từ Nguyễn Hoàng Tôn, khu đô thị Ciputra đi nút giao Mai Dịch: Đi theo nhánh A của nút giao Nam Thăng Long lên cầu cạn, vòng lại sau mố A2 (phạm vi đường dẫn phía nam cầu Thăng Long) đi trên cao sau đó xuống tại điểm đầu của dự án (gần nút giao Mai Dịch).
Tai nạn giao thông chiều 9/10: Phạt 150 triệu đồng hai tài xế chở quá tải, còn cố thủ trong xe suốt 6 tiếng Tai nạn giao thông chiều 9/10: Phạt 150 triệu đồng hai tài xế chở quá tải, còn cố thủ trong xe suốt 6 tiếng; ... |
Camera giao thông: Xe máy không người lái băng qua đường vào... 'đổ xăng' Camera giao thông: Một chiếc xe máy không người lái lao từ bên kia đường sang, lách qua đám người rồi lao vào ... |
Tai nạn giao thông sáng 8/10: Xe cấp cứu tông xe máy qua đường giữa khuya, 1 người nguy kịch Tai nạn giao thông sáng 8/10: Xe cấp cứu tông xe máy qua đường giữa khuya, 1 người nguy kịch; Người phụ nữ tử ... |