Theo chân Cảnh sát biển Việt Nam tới đảo tiền tiêu Cồn Cỏ
Vượt qua trùng khơi, tàu CSB-2012 đã đưa quân và dân từ đất liền ra đảo xa, trong số 95 người có mặt trên chuyến tàu thanh niên này, phần lớn là những người lần đầu tiên đến với đảo Cồn Cỏ anh hùng.
Tàu CSB-2012 đưa đại biểu đến đảo tiền tiêu Cồn Cỏ.
Tàu CSB-2012, Hải đội 202, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 là 1 trong 2 tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có mặt tại khu vực biển Hoàng Sa ngày 3.5.2014 để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trong 2 ngày 11 và 12/7/2015, trên đảo đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Viếng nghĩa trang liệt sĩ trên đảo; Thăm, tặng quà trường mầm non Cây Phong Ba và 10 gia đình thanh niên xung phong; Thăm, tặng quà các cơ quan, đơn vị trên đảo; Giao lưu văn nghệ với chủ đề Tổ quốc nhìn từ biển giữa tuổi trẻ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và tuổi trẻ huyện đảo…
Chuyến tàu nhổ neo rời cảng tàu Hải đội 202 ngày 11/7
Huyện đảo Cồn Cỏ thành lập năm 2004
Các đại biểu tàu thanh niên viếng Nghĩa trang liệt sĩ trên đảo Cồn Cỏ.
Đại tá Phạm Quang Oánh, Phó chủ nhiệm chính trị Cảnh sát biển Việt Nam (bìa trái) thăm và tặng quà các gia đình thanh niên xung phong trên đảo .
Các đại biểu của tàu thanh niên tới thăm gia đình anh Nguyễn Đức Hiền, 35 tuổi, sinh sống tại đảo từ năm 2004.
Đại tá Phạm Quang Oánh, Phó chủ nhiệm chính trị Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, với những bạn trẻ lần đầu đặt chân lên đảo Cồn Cỏ, đây sẽ là một trải nghiệm không thể quên. Mỗi người sẽ có thêm những hiểu biết về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, thêm hiểu, thêm yêu và có ý thức xây dựng, bảo vệ biển đảo quê hương.
Đảo Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của Tổ quốc.
Gia đình một ngư dân trên đảo Cồn Cỏ đang chuẩn bị lưới cho một ngày ra khơi
Phóng viên tác nghiệp trên đảo Cồn Cỏ.
Đêm giao lưu văn nghệ Tổ quốc nhìn từ biển trên đảo Cồn Cỏ.
Đảo Cồn Cỏ cách Mũi Lay 27 km về phía Đông, diện tích 2,2 km2, dân số khoảng 400 người. Ngày 1.10.2004, huyện đảo Cồn Cỏ được thành lập. Trước đó, đảo thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, do Tỉnh đội Quảng Trị quản lý. Cách đây 55 năm, trước dã tâm xâm chiếm đảo của kẻ thù, ngày 8.8.1959, một đơn vị của Trung đoàn 270, Quân khu 4 đã được cử ra đảo Cồn Cỏ, từ đó đây trở thành vọng gác tiền tiêu của miền Bắc, hậu phương vững chắc của tiền tuyến miền Nam. Suốt gần 1.500 ngày đêm với trên 1.000 trận đánh lớn nhỏ, lực lượng vũ trang Cồn Cỏ đã lập nên nhiều kỳ tích, 2 lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, 3 lần được Bác Hồ khen ngợi. |
Theo Thanh Niên online