Thêm điểm tựa cho quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu
Sáng kiến gồm các hoạt động trong lĩnh vực tài chính và chuẩn bị cho rủi ro khí hậu. Các giải pháp bảo vệ sẽ được đưa ra và thực hiện nhanh chóng nếu xảy ra các thiệt hại liên quan đến khí hậu. Quá trình này liên kết với kế hoạch dự phòng của các nước đang phát triển. Do đó, người dân và chính quyền sẽ có thể tiếp cận sự hỗ trợ khẩn cấp khi thảm họa xảy ra. Sáng kiến sẽ huy động thêm vốn để đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng tăng.
Ngay sau khi Sáng kiến được khởi động, Đức tuyên bố tài trợ 170 triệu euro cho dự án. Canada, Ireland và Đan Mạch cam kết tài trợ thêm 40 triệu euro. Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ Sáng kiến.
![]() |
Một gia đình phải sơ tán lội qua khu vực ngập lụt ở huyện Jaffarabad, tỉnh Baluchistan, phía tây nam Pakistan hồi tháng 8/2022 (Ảnh: AP). |
Dự kiến Bangladesh, Costa Rica, Fiji, Ghana, Pakistan, Philippines và Senegal sẽ được nhận tài trợ đầu tiên từ sáng kiến “Lá chắn toàn cầu”. Đây là những quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong đó cơn lũ lịch sử tại Pakistan vào năm 2022 khiến hơn 1.700 người thiệt mạng, ít nhất 2 triệu ngôi nhà bị phá hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của 33 triệu người. Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan Sherry Rehman nói 1/3 đất nước đã biến thành biển lớn, tạo ra cuộc khủng hoảng “không thể tưởng tượng được”.
Trong một thông báo vào tháng 11/2022, Bộ Phát triển và Hợp tác kinh tế Đức nêu rõ: Nếu không có chương trình bảo vệ thì trong trường hợp xảy ra hạn hán, lũ lụt, người nông dân sản xuất nhỏ không chỉ đối mặt với thảm cảnh mất mùa mà còn có thể mất đi sinh kế do không đủ kinh phí tái đầu tư, sản xuất mùa vụ mới.
Cũng theo Bộ này, các quốc gia ở Nam bán cầu tạo ra lượng khí thải toàn cầu rất ít nhưng phải đối mặt với những hậu quả tồi tệ nhất của một thế giới đang ấm dần lên trong khi họ không có đủ nguồn lực để bảo vệ công dân của mình.
Trong khi đó, một báo cáo về biến đổi khí hậu do Công ty chứng khoán KASB công bố năm 2022 cho hay, lượng phát thải khí nhà kính tích lũy từ các nước phát triển đã vượt xa đáng kể so với các nước đang phát triển xét từ góc độ lịch sử. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), từ năm 1971 đến 2020, G7 chiếm 34,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính của thế giới trong lĩnh vực năng lượng. Do đó, Sáng kiến của G7 và V20 được đánh giá cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới.
Tuy nhiên nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi: liệu sáng kiến này có đủ “toàn cầu” hay không khi thế giới đang đối mặt với mức phát thải CO2 cao nhất mọi thời đại do sự phục hồi kinh tế sau Covid-19 dẫn đến mức phát thải cao nhất từ nhà máy điện và tiêu thụ than?
![]() |
Hạn hán ngày càng nghiêm trọng ở các quốc gia vùng Sừng châu Phi (Ảnh: TNH). |
Theo Báo cáo Khoảng cách Thích ứng của Liên hợp quốc, dòng tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu đến các nước đang phát triển thấp hơn 5 – 10 lần so với nhu cầu ước tính và khoảng cách tiếp tục được nới rộng. Nguồn tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động vào năm 2020 đã giảm ít nhất 17 tỷ USD so với 100 tỷ USD đã cam kết cho các nước đang phát triển. Mỹ và EU được kỳ vọng sẽ thực hiện cam kết tài trợ 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và đi đầu trong giảm phát thải để đảm bảo quyền phát triển của các nước đang phát triển.
Sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” không phải là cơ chế tài chính duy nhất được thiết lập để ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều quỹ toàn cầu đã và đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nước giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu như: Quỹ Khí hậu xanh (GCF); Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF); Quỹ biến đổi khí hậu đặc biệt (SCCF); Quỹ Đối tác về khí hậu toàn cầu… Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị COP21 năm 2015 được xem là bước ngoặt lớn, song vẫn còn nhiều cam kết dở dang. Cho đến nay, cam kết của các nước giàu về hỗ trợ tài chính giải quyết các vấn đề khí hậu, chẳng hạn như cam kết trị giá 100 tỷ USD/năm giúp các nước nghèo hơn đạt mục tiêu khí hậu, vẫn chưa được đáp ứng. Cho đến nay hỗ trợ tài chính vẫn chỉ là dưới hình thức tự nguyện mà chưa có một văn bản nào ràng buộc. Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: “Đã đến lúc phải có một hiệp ước lịch sử, theo đó, các nước giàu hơn cung cấp tài chính và kỹ thuật cùng với sự hỗ trợ từ các ngân hàng phát triển đa phương và các công ty công nghệ để giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tốc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Mô hình đó cần thiết cho tất cả chúng ta”. |
Tin bài liên quan

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Thông điệp đoàn kết ứng phó biến đổi khí hậu từ ống kính bốn phương
Các tin bài khác

Tin quốc tế ngày 29/6: G7 nhất trí tránh tăng thuế các công ty Mỹ

Tin quốc tế ngày 26/6: NATO cam kết tăng chi tiêu quốc phòng; Bộ trưởng Quốc phòng Iran đến Trung Quốc

Tin quốc tế ngày 23/6: Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngăn Iran đóng eo biển Hormuz

Tin quốc tế ngày 20/6: Ông Trump để ngỏ đàm phán trước khi quyết định can dự xung đột Israel - Iran
Đọc nhiều

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác địa phương

Tin quốc tế ngày 05/7: Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8

Cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại các công ty nước ngoài: Góc nhìn từ nhà tuyển dụng Hàn Quốc
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo
Multimedia

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ

Công nghiệp phục hồi mạnh, xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

[Infographic] Sửa Pháp lệnh Dân số: Vợ chồng tự quyết định số con và thời gian sinh con

[Infographics] Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hungary

[Infographic] Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh
