Thế giới mắc kẹt trong 8,3 tỷ tấn rác nhựa: Trung bình mỗi người dùng tới 1 tấn nhựa dẻo/năm
Có thể nói rằng, bao ni-lông được xem là một trong những bước tiến của công nghệ trong thế kỉ 20. Tính linh hoạt, chi phí sản xuất thấp và sức bền là những tính năng vượt trội so với các vật liệu nhân tạo khác. Ngày nay, chúng ta không thể không nhắc đến nhựa dẻo, chất liệu đã được sử dụng phổ biến từ những năm 1950. Nhưng một khi lạm dụng chất liệu này trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, chúng ta lại phải trả một cái giá quá đắt. Túi ni-lông được vứt bừa bãi trên các đại dương đang giết chết vô vàn sinh vật và gây ô nhiễm nguồn nước mỗi ngày.
Số phận của 8,3 tỷ tấn nhựa được sản xuất mỗi năm
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, vào năm 2015, con người đã sản xuất 8,3 tỉ tấn nhựa dẻo.
Một nghiên cứu do tạp chí Khoa học Vạn năng công bố vào hôm thứ tư tuần qua đã đưa ra con số thống kê khá đầy đủ về số lượng bao ni-lông đã được sản xuất và "số phận" của chúng sau khi bị vứt bỏ. Nghiên cứu này được coi như một cuộc phân tích trên phạm vi toàn cầu về các chất nhựa dẻo trên thế giới. Và trớ trêu thay, kết quả khiến chúng ta không mấy vui vẻ.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, vào năm 2015, con người đã sản xuất 8,3 tỉ tấn nhựa dẻo. Trong đó, 6,3 tỉ đã biến thành rác thải. Với chỉ hơn 7 tỉ người trên trái đất vào năm 2015, điều này có nghĩa rằng, trung bình một người đã sử dụng 1 tấn nhựa dẻo/năm. Hầu hết các chất nhựa dẻo này không có tính năng phân huỷ sinh học cao, và phải mất từ hàng trăm đến hàng ngàn năm để phân huỷ. Ngoài ra, chỉ khoảng 9% trong số 6,3 tỉ tấn này được tái chế mà thôi.
Những người đứng đầu cuộc nghiên cứu tại Đại học Georgia và Đại học California, Santa Barbara (UCSB) cùng với tổ chức phi lợi nhuận Giáo dục Đại dương đã thu thập nhiều số liệu sau khi phân tích tình trạng rác thải từ các khu công nghiệp. Người đứng đầu là Roland Geyer, phó giáo sư của khoa Khoa học và Quản lí môi trường tại UCSB nói rằng: "Về cơ bản, chúng tôi đã có được các mảnh ghép cho toàn bộ bức tranh. Nhưng thách thức mà chúng tôi phải đối mặt chính là làm sao có thể ghép chúng lại với nhau."
Nhìn chung, các bao bì ni-lông, bao bì CD, nắp đậy ly cà phê mang về đều bị chúng ta vứt đi ngay sau khi dùng.
Những chương trình tái chế thì sao?
Giá cả thấp và nguồn cung dầu dồi dào khiến người ta cảm thấy không cần thiết phải tiết kiệm.
Ông Geyer và nhóm làm việc đã phát hiện ra rằng, 9% của 6,3 tỉ tấn nhựa dẻo được tái chế triệt để. Theo một nguồn tin của báo Motherboard, "việc tái chế nhựa dẻo đang gặp một số trở ngại lớn". Điều đó quả thật rất khó khăn, thậm chí chúng tôi còn chẳng mấy hứng thú khi đối chiếu và phân loại các loại rác tái chế trong việc sinh hoạt cá nhân."
Trên thực tế, các chất nhựa dẻo được làm từ dầu. Giá cả thấp và nguồn cung dầu dồi dào khiến người ta cảm thấy không cần thiết phải tiết kiệm.
Phần lớn nhựa không được tái chế theo quy trình vẫn sẽ trôi dạt đến nơi nào đó. Geyer và nhóm của ông cho hay, nhóm của họ đã cố gắng thiêu huỷ 12% số nhựa dẻo. Nhưng cuối cùng, 79% trong số 8,3 tỉ tấn này đã phiêu dạt đến các bãi rác lớn và tệ hơn là vào môi trường. Do sự xói mòn của các bãi chôn lấp rác và tình trạng quản lí chất thải kém, hệ sinh thái ở đại dương và đất liền đã hấp thụ những phân tử nhựa dẻo siêu nhỏ - nhiều đến nỗi khiến các chuyên gia phải đánh dấu mốc cho sự phát triển đột biến của loại chất dẻo.
Các nghiên cứu đã xem xét đến những chất nhựa dẻo sinh học có tính năng phân huỷ sinh học cao, nhưng dường như loại chất liệu này chỉ chiếm khoảng 4 tỉ tấn mà thôi. Và những kết quả này không được đưa vào việc phân tích. Hơn thế, vẫn chưa có bất kì dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này sẽ ra sao trong tương lai. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, một nửa trong tổng khối lượng chất nhựa dẻo được sản xuất trong 13 năm qua. Và tốc độ sản xuất này tiếp tục tăng nhanh.
Geyer nói: "Chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ đối với vấn nạn này. Đẩy mạnh việc tái sử dụng không thể giải quyết triệt để khối lượng lớn này. Chúng tôi hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ là hồi chuông báo động để cộng đồng nâng cao ý thức sử dụng bao bì ni-lông trong tương lai."
Gya Rados Spiderum