Thành phố Huế chính thức hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng
Hạnh Trần 05/06/2022 17:01 | Điểm đến
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Huế đạp xe nhân dịp khai trương. Ảnh: Báo Người Lao Động |
Sáng 5/6, tại Nghinh Lương Đình, khu vực trung tâm thành phố Huế, UBND thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) phối hợp với với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan chính thức đưa vào hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Trương Đình Hạnh cho biết, với tiêu chí thân thiện với môi trường, hệ thống xe đạp chia sẻ công cộng là giải pháp giao thông đô thị mới giúp người dân, du khách chuyển đổi sang phương thức giao thông bền vững hơn. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và người dân lấy và trả xe ở nhiều điểm khác nhau trong thành phố Huế, phù hợp với những quãng đường di chuyển ngắn, góp phần cải thiện sức khỏe người dân, quảng bá giá trị di sản văn hóa Huế.
![]() |
Có khoảng 250 xe đạp được bố trí tại 7 trạm xe đạp công cộng ở TP Huế. Ảnh: Nhân Tâm |
Theo đó, hệ thống xe đạp chia sẻ công cộng tại khu vực trung tâm thành phố Huế được chia 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (tháng 6 đến tháng 12/2022) thực hiện thí điểm tuyến xe đạp chia sẻ công cộng thông minh trong TP Huế với 7 trạm đặt hai bên bờ sông Hương và trong khu vực Đại Nội, gồm: Eo bầu Nam Xương, Eo bầu Nam Thắng, công viên Nguyễn Văn Trỗi (đường Đoàn Thị Điểm), bến thuyền Tòa Khâm, công viên Nghinh Lương Đình, bãi xe Bảo tàng Hồ Chí Minh và số 11 Lê Lợi, với số lượng xe mỗi trạm từ 10-20 xe.
Giai đoạn 2 (tháng 12/2022 đến tháng 6/2023) sẽ tiến hành thí điểm hệ thống xe đạp trên diện rộng, từ 19 đến 20 trạm.
Và giai đoạn 3 (tháng 6/2023 đến tháng 12/2023) dự án tiếp tục thí điểm vận hành hệ thống tổng thể, tích hợp các tính năng của ứng dụng; quản lý, vận hành bảo trì hệ thống chạy ổn định. Bên cạnh đó, liên kết với các phương tiện công cộng như nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe, bến thuyền; các di sản văn hóa, các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, làng nghề, phố cổ, nhà vườn.
Các đơn vị quản lý xe đạp sẽ áp dụng hệ thống công nghệ IT để quản lý vận hành, đồng thời triển khai ứng dụng dùng chung trong quản lý hoạt động xe đạp, trong đó giải pháp kết nối ứng dụng vào Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên-Huế để thống nhất đầu mối quản lý, giám sát, nâng cao chất lượng dịch vụ. Người dân và khách du lịch sử dụng khóa thông minh QR có định vị GPS cho phép đóng/mở xe với QR Code, sử dụng quét bằng điện thoại thông minh.
Đáng chú ý
Gia Lai bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại nhân dân cho cán bộ chủ chốt

Bài viết mới
Đà Lạt lọt top 6 điểm hẹn hò lãng mạn nhất thế giới

Sắp diễn ra Festival 'Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai' mở rộng năm 2022

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |