Thanh Hoá kí kết thoả thuận hợp tác với 6 tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Cần Thơ: Chia sẻ kinh nghiệm công tác tổ chức xây dựng và hoạt động Hội các địa phương Ngày 23/11, Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore phối hợp Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ (Liên hiệp ... |
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Mới đây, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Liên hiệp ... |
7,2 triệu USD viện trợ PCPNN năm 2020
Ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho biết, mục tiêu của hội nghị là để nhìn nhận lại công tác phi chính phủ của tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua.
“Các diễn giả, khách mời sẽ đưa ra là những kinh nghiệm tốt, dự án hay, nêu những khó khăn vướng mắc của các tổ chức chính phủ khi triển khai tại tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời chia sẻ về nhu cầu, mong muốn của tỉnh Thanh Hoá với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế. Từ đó, các đại biểu sẽ trao đổi thảo luận, định hướng cho những dự án hợp tác trong năm tiếp theo tại tỉnh Thanh Hoá”, ông Phan Anh Sơn chia sẻ.
Quang cảnh hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, Thanh Hoá có 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện. Với dân số hơn 3,64 triệu người, Thanh Hóa là tỉnh đông dân thứ 3 của Việt Nam, trong đó có 11 huyện miền núi với dân số khoảng 1,2 triệu người, có khoảng hơn 600.000 đồng bào dân tộc thiểu số; có 7 huyện miền núi thuộc 62 huyện nghèo nhất cả nước, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Thi, năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt được một số kết quả khả quan. Đặc biệt, công tác thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu được nhiều kết quả khả quan, được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam xếp trong tốp đầu cả nước.
Công tác quản lý viện trợ Phi Chính phủ nước ngoài vừa đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, vừa thông thoáng, nhanh gọn, tập trung một đầu mối, được các tổ chức PCPNN đánh giá cao. Chỉ tính trong 12 năm từ năm 2008 đến năm 2019, giá trị giải ngân viện trợ đạt 93,16 triệu USD, tương đương 2.159 tỷ đồng. Giá trị giải ngân trong năm 2020 ước đạt 7,2 triệu USD.
Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại hội nghị. |
Các dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân; y tế, giáo dục; giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu... Đây là những chương trình, dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên, được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, hỗ trợ, bởi đáp ứng trực tiếp nhu cầu cơ bản của người được hưởng lợi, nhất là nhóm người yếu thế trong xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo ông Thi, đạt được những kết quả đó, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành trong tỉnh, còn có sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Bộ Ngoại giao và đặc biệt là các tổ chức quốc tế, tổ chức PCPNN tại Việt Nam. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, ông Thi ghi nhận, đánh giá cao sự hợp tác và giúp đỡ của các tổ chức PCPNN, các tổ chức ngoại giao quốc tế, các cơ quan liên quan.
Chính quyền địa phương nhiệt tình, sáng tạo
Bà Trần Thu Huyền, Trưởng Đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới quốc tế tại Việt Nam cho biết, tổ chức đã hoạt động tại Thanh Hoá trong 23 năm. Tổ chức hoạt động ở 10 huyện nghèo, đã giúp 100.000 người, trong đó 6.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bà Trần Thu Huyền cũng chia sẻ câu chuyện về những tấm gương điển hình mà tổ chức đã giúp đỡ từ đó cho biết, để có kết quả này, là nhờ sự ủng hộ của chính quyền, tỉnh Thanh Hoá. “Tỉnh Thanh Hoá năng động, có nhiều sáng tạo, sáng kiến, như liên kết với các doanh nghiệp cùng thực hiện các dự án”, bà Huyền nhấn mạnh.
Ông Park Dong Chul, Trưởng Đại diện Tổ chức Good Neighbors tại Việt Nam (GNI) chia sẻ tại hội nghị. |
Ông Park Dong Chul, Trưởng Đại diện Tổ chức Good Neighbors tại Việt Nam (GNI) cho biết, GNI triển khai dự án hỗ trợ phát triển nông thông tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá từ năm 2013, với rất nhiều dự án như bảo trợ trẻ em, giáo dục, sinh kế, sức khoẻ, nước sạch vệ sinh môi trường với tổng số vốn tài trợ lên tới 3,4 triệu USD. Các dự án của chúng tôi đã góp phần mang lại hạnh phúc và giúp đỡ các em nhỏ nơi đây trưởng thành.
“Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia, phối hợp và đặc biệt là sự hợp tác cởi mở, chủ động của lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá cùng các sở ban ngành liên quan, đặc biệt là vai trò đầu mối của Sở Ngoại vụ tỉnh, chỉ đạo của UBND huyện Vĩnh Lộc. Chính quyền địa phương đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành tốt vai trò của mình, cụ thể đẩy nhanh thủ tục hành chính để phê duỵệt dự án, giúp tiến độ dự án không bị chậm chễ, phê duyệt khi đoàn có lịch trình thăm hoặc khảo sát điều tra. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc chúng tôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn và vận động người dân tham gia, làm chủ dự án. Để cải thiện vấn đề này, chúng tôi rất cần hơn nữa sự phối hợp và sự chỉ đạo từ chính quyền địa phương, chia sẻ thông tin một cách thường xuyên để người dân hiểu hơn về ý nghĩa của dự án, chủ động tham gia các hoạt động, từ đó nâng cao nhận thức và phát huy tinh thần làm chủ tỏng phát triển kinh tế - xã hội địa phương.”, ông Park Dong Chul chia sẻ.
Hội nghị cũng nhận được nhiều ý kiến, trao đổi của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế về các cơ chế, thủ tục phê duyệt dự án…
Nhiều khó khăn trong tình hình mới
Về phía địa phương, bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá cho biết, trong quá trình thực hiện dự án tiếp xúc, làm việc với các tổ chức PCPNN và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cấp Hội, hội viên, phụ nữ thực hiện tốt những quy định của chương trình, dự án. Cán bộ, nhân viên người nước ngoài đến làm việc đều được hướng dẫn quản lý chặt chẽ.
Cán bộ Hội được phân công làm việc với dự án giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài, thắm tình hữu nghị. Hội đã phối hợp với các tổ chức triển khai thực hiện thành công các chương trình, dự án mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo cho nhiều gia đình phụ nữ, năng lực chị em cán bộ Hội nói riêng và phụ nữ tham gia dự án nói chung được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là nhận thức về các vấn đề xã hội, về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ. Hoạt động của Hội cũng nhờ đó được phong phú về nội dung và có kết quả cao hơn.
Bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại hội nghị. |
Tuy nhiên, theo bà Hảo, nhiều vấn đề liên quan đến phụ nữ như: Trang bị kiến thức, đào tạo nghề cho phụ nữ Thanh Hóa nói chung và phụ nữ nghèo, phụ nữ khuyết tật nói riêng; phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân khi trở về; giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình và các vấn đề xã hội chưa được các tổ chức phi chính phủ đặc biệt quan tâm tài trợ. Việc triển khai dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có nhiều mô hình được xây dựng và mang lại hiệu quả tốt, nhưng sau khi dự án kết thúc chưa có sự nhân rộng và phát triển mô hình. Các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài hoạt động có tính độc lập cao nên việc phối hợp, kết hợp, lồng ghép với các chương trình, hoạt động của Hội để tăng tính hiệu quả chưa được thực hiện.
Có mặt tại hội nghị, ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết trong thời gian qua, huyện đã tiếp nhận được nhiều dự án viện trợ, giúp đỡ nhân dân các dân tộc trong huyện, góp phân không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trên các lĩnh vực như: xóa đói giảm nghèo, nhân đạo xã hội như bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình, y tế, giáo dục, các vấn đề toàn cầu như phòng anh và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, phòng, chống HIV/AIDS...
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 chương trình, dự án của các chức PCPNN đang triển khai trên địa bàn huyện với tổng kinh phí 1,9 triệu triệu USD (42 tỷ đồng). Cụ thể như sau: Chương trình Phát triển vùng của tổ chức Tổ chức tầm nhìn giới, Chương trình của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia do Liên minh Châu Âu tài trợ; Dự án Bơi an toàn của Tổ chức Hue Help.
Các chương trình, dự án trên địa bàn huyện Bá Thước đã và đang được triển khai thuận lợi, bảo đảm tiến độ và các mục tiêu đề ra và đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân. Việc triển khai và thực hiện dự án theo đúng quy định của Nhà nước, tôn trọng nguyên tắc quan hệ ba bên: chính quyền địa phương - nhân dân - các tổ chức PCPNN. Trong đó lấy nhân dân làm trung tâm của sự phát triển và sự tham gia của người dân được coi trọng ở mọi khâu trong chu trình dự án, đảm bảo viện trợ trực tiếp đến người dân, phát huy ý thức trách tính năng động của địa phương, giảm bớt các đầu mối trung gian và vững và hạn chế hiện tượng tiêu cực về tài chính. Các dự án đều chú trọng đến tính đến năng duy trì các hoạt động sau khi dự án kết thúc.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại khó khăn:
Một là, một số dự án được triển khai quy mô vẫn còn nhỏ, thời gian triển khai không dài; đa số dự án được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp, đi lại khó khăn, cơ sở vật chất và thông tin liên lạc kém nên các thông tin về các hoạt động trên vùng hưởng lợi không được cập nhật thường xuyên, nhận thức của dân cư còn hạn chế, xem dự án là của nhà tài trợ nên chưa phát huy hết trách nhiệm....
Hai là, một số dự án viện trợ thực hiện thông qua một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam hoặc cung cấp nguồn vốn trực tiếp đến các tổ chức tư nhân mà không thông qua một cơ quan, đơn vị nhà nước nào. Ưu tiên viện trợ của các tổ chức phi chính phủ cũng có xu thế thay đổi, khi tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực mới, phi truyền thống như môi trường, biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực chứ không còn là viện trợ vật chất đơn thuần như trước đây. Điều này đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý tại địa phương.
Ba là, một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện chưa nắm chắc quy định của Nhà nước về vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ, tài trợ, chưa tuân thủ chế độ thông tin báo cáo, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận viện trợ chưa có bộ phận nhân lực có đủ năng lực và kinh nghiệm để tham mưu cho lãnh đạo trong công tác vận động, tiếp nhận, quản lý dự án.
Chính vì thế, ông Lò Văn Thắng đề nghị các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện tài trợ, đầu tư các chương trình dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, trong đó, ưu tiên các địa phương có tỷ lệ nghèo cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số như huyện Bá Thước.
Thanh Hoá tặng bằng khen cho cá nhân tập thể đã có những đóng góp cho tỉnh. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Thanh Hoá cam kết đổi mới, có hành động cụ thể tạo điều kiện cho PCPNN
Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi cho biết đây là dịp để lắng nghe, giải đáp những khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ khi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tại Thanh Hoá. Từ đó, sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tổ chức.
Ông Thi cũng cho biết, trong thời gian tới đề nghị các cơ quan Trung ương, các tổ chức PCPN, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh Thanh Hóa, hỗ trợ thực hiện nhiều chương trình, dự án mới trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, cần tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: y tế, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và phát triển nông thôn; bảo vệ môi trường, nước sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp; giải quyết các vấn đề xã hội.
Thanh Hoá tặng bằng khen cho cá nhân tập thể đã có những đóng góp cho tỉnh. |
Ông cũng cho biết, Thanh Hoá cam kết sẽ có những đổi mới hơn nữa bằng những hành động cụ thể như: chỉ đạo các cấp, các ngành của tỉnh hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc cung cấp tình hình số liệu, khảo sát xây dựng dự án. Đặc biệt là thực hiện thủ tục phê duyệt các chương trình, dự án nhanh gọn, thuận lợi để các tổ chức quốc tế, các tổ chức PCPNN hoạt động tại Thanh Hóa đạt hiệu quả cao nhất. Mang hình ảnh đẹp từ Thanh Hoá đến với bạn bè thế giới và tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa tỉnh Thanh Hoá và các tổ chức quốc tế trong thời gian tới.
Thanh Hoá kí kết hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Để ghi nhận những đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, Thanh Hoá đã tri ân những cá nhân, tập thể tổ chức PCPNN, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Ngoài ra, tại tọa đàm cũng diễn ra lễ kí kết thoả thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hoá với 6 tổ chức phi chính phủ: Tổ chức GNI, Tổ chức Project BOM, Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam, Tổ chức VNHelp, Tổ chức GRET, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển.
Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ tổng kết hoạt động phi dự án về COVID-19 Ngày 24/9, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ phối hợp với tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại ... |
Chi đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM thăm và tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng Ngày 16/9, Chi đoàn Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP.HCM đã phối hợp cùng Đoàn Khối Dân – Chính – Đảng Thành phố ... |