Thái Lan khuyến khích các doanh nghiệp khai thác thị trường bán lẻ Việt Nam
80 đại biểu Việt Nam tham dự Đại lễ Phật đản Vesak 2023 tại Thái Lan Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đại lễ có khoảng 80 thành viên, trong đó có Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Viên Minh, Hòa thượng Đào Như, Thượng tọa Thích Nhật Từ và Tiến sỹ Lê Mạnh Thát. |
Việt Nam - Thái Lan thúc đẩy giao lưu nhân dân, hợp tác kết nghĩa giữa các địa phương Thực hiện thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao, ngày 13/6/2023, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan (Permanent Secretary for Foreign Affairs of Thailand) Sarun Charoensuwan đã đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 9 Tham khảo Chính trị Việt Nam – Thái Lan. |
Một trung tâm thương mại của tập đoàn Central tại Việt Nam (Ảnh: Central Retail) |
Theo Cục Xúc tiến thương mại quốc tế (DITP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, các doanh nghiệp bán lẻ nên tận dụng các kênh trực tuyến để nhắm tới nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi. Bằng cách tận dụng các nền tảng trực tuyến, các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan có thể tiếp cận và tương tác hiệu quả với các khách hàng trẻ tuổi ở Việt Nam. Chiến lược này sẽ giúp họ khai thác được tiềm năng tăng trưởng đáng kể của thị trường Việt Nam.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường bán lẻ Việt Nam dự kiến sẽ đạt giá trị 350 tỷ USD vào năm 2025, chiếm tới 59% tổng doanh số sản phẩm nội địa.
Cục trưởng DITP Phusit Ratanakul Sereroengrit cho biết, cục này đã có những đánh giá về tiềm năng mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan ở Việt Nam thông qua các nền tảng trực tuyến.
Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã điều chỉnh mạng lưới phân phối trong nước và cải tiến chúng để xuất khẩu. Họ cũng đầu tư vào thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi đang ngày một gia tăng. Đây là nhóm khách hàng chiếm hơn 50% trong tổng số gần 100 triệu dân của Việt Nam.
Ông Phusit nhận định, hiện các nhà bán lẻ ở Việt Nam đang chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình bán lẻ hiện đại, đầu tư mạnh mẽ vào các cửa hàng kết nối và siêu thị. Họ cũng phối hợp phát triển các hình thức bán lẻ mới, thí dụ như các nền tảng trực tuyến, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhà bán lẻ và tăng cơ hội bán hàng.
Ông cho rằng, các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan khi đầu tư vào Việt Nam cần điều chỉnh các mô hình kinh doanh của mình và tập trung vào việc phát triển sản xuất sạch và thân thiện môi trường cũng như hướng tới kinh tế tuần hoàn, xanh. Những nỗ lực này sẽ góp phần vào sự tăng trưởng của họ tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ Thái Lan cũng nên tập trung vào các nền tảng mạng xã hội ở Việt Nam, thí dụ như bán sản phẩm thông qua Facebook Live và TikTok, giúp các sản phẩm này tiếp cận khách hàng Việt Nam một cách dễ dàng hơn.
Thương mại điện tử là một lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động thương mại của họ tại thị trường Việt Nam bởi nó đòi hỏi chi phí thấp so việc mở các cửa hàng vật lý đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp tiếp cận tới các nhóm khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, ông Phusit khuyên các doanh nghiệp Thái Lan khi muốn xâm nhập vào thị trường trực tuyến ở Việt Nam nên khảo sát kỹ lưỡng các luật và quy định liên quan tới thương mại điện tử tại đây.
Phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự Việt Nam - Thái Lan Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ở hai nước; tăng cường quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế song phương Việt Nam-Thái Lan. |
Thái Lan là điểm đến thu hút du khách Việt Khách du lịch Việt Nam đứng trong top 10 khách quốc tế đông nhất tại Thái Lan. |