Tập trung phòng, chống dịch, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển KTXH
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội |
Công điện gửi các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ, để thực hiện mục tiêu tập trung phòng, chống dịch COVID-19 vừa hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
2. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tiêm chủng vaccine, chăm sóc, điều trị người nhiễm bệnh, đặc biệt là trong công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine... phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Việc quản lý, sử dụng Quỹ vaccine phòng COVID-19 và các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho phòng, chống dịch bệnh phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng quy định pháp luật, không được để xảy ra tiêu cực, lãng phí, trục lợi.
3. Các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo, có kế hoạch, lộ trình cụ thể thúc đẩy thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm, nhất là các dự án quan trọng, cấp bách; phân công cụ thể nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan và các đồng chí lãnh đạo phụ trách; xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề phát sinh để phấn đấu đạt được mục tiêu giải ngân đề ra của năm 2021, góp phần thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế.
Hằng tháng, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, gửi kết quả giải ngân vốn đầu tư công về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ chậm nhất là ngày mùng 3 của tháng tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Thủ tướng phê bình nghiêm khắc những nơi chậm trễ, đốc thúc giải ngân khoản vốn 250 nghìn tỷ đồng Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nguồn vốn đầu tư công khoảng 250 nghìn tỷ đồng còn lại của năm 2021 là nguồn lực rất quan trọng trong lúc dịch bệnh tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống nhân dân. Thủ tướng yêu cầu, phải xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng từ nay đến cuối năm, thúc đẩy giải ngân đạt tỉ lệ cao nhất có thể, vừa bảo đảm tiến độ, vừa nâng cao chất lượng, siết chặt kỷ luật kỷ cương, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đồng thời Thủ tướng biểu dương những nơi đạt giải ngân cao, phê bình nghiêm khắc những nơi có tỉ lệ giải ngân dưới 40%. |
Chuyển trạng thái an toàn để phát triển kinh tế, đưa chính quyền gần dân, gần doanh nghiệp hơn Kết luận Hội nghị sáng 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đưa chính quyền gần dân hơn, gần doanh nghiệp hơn; doanh nghiệp, người dân đến với chính quyền gần hơn. Với các giải pháp dựa trên cơ sở thực tiễn, khoa học, chúng ta có thể yên tâm, tự tin để chuyển đổi trạng thái, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế. Thời gian tới, chúng ta cần có giải pháp căn cơ, chiến lược hơn trong phòng phòng dịch, xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự cường, nâng cao năng lực ngành y tế và phát triển ngành công nghiệp dược. |
Công nhận “Hộ chiếu vaccine” giữa Việt Nam với các quốc gia là đặc biệt cần thiết Ngày 25/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc công nhận 'Hộ chiếu vaccine'. |