Tại sao châu Á đang dẫn đầu cuộc đua về công nghệ khách sạn thông minh?
Ở Nhật Bản, dép và đồ nội thất có thể tự trở lại các điểm được chỉ định sau khi sử dụng. Một hệ thống phần thưởng qua blockchain được giới thiệu bởi tập đoàn khách sạn Malaysia Hatten Group cho phép thành viên nhận tokens thay vì các gói thưởng khách sạn và chỗ lưu trú. Trong khi đó, Andaz Singapore và khách sạn New Otani ở Tokyo đã sử dụng chatbot để cung cấp các lời khuyên và trả lời bất cứ thắc mắc nào một cách nhanh chóng.
Andrew Langston, Phó giám đốc điều hành của JLL Hotels and Hospitality Asia, cho biết: “Trong một số khía cạnh, thử nghiệm và phát triển các khái niệm này ở châu Á dễ dàng hơn vì các khách sạn mới xây dựng có thể kết hợp những sản phẩm và dịch vụ này vào trong thiết kế ngay giai đoạn đầu. Thêm vào đó, Millenials lớn lên với công nghệ và họ rất thoải mái áp dụng các cải tiến mới.”
Cơ hội và kỳ vọng
Các công ty công nghệ châu Á nhanh chóng nhận ra các cơ hội trong ngành khách sạn. Alibaba đã phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt cho 2 khách sạn Marriott ở Trung Quốc, có thể được triển khai toàn cầu sau khi thử nghiệm. Công ty Tink Labs’ của Hồng Kông đã tạo ra Handy Japan, một chiếc điện thoại thông minh tích hợp dịch vụ khuân vác đồ được sử dụng ở khoảng 80 quốc gia. Softbank gần đây đã hỗ trợ sáng kiến này khi Tokyo chuẩn bị đăng cai Olympic Games 2020, báo hiệu một cuộc bùng nổ du lịch sắp diễn ra tại Nhật Bản.
Không chỉ có các công ty công nghệ cố gắng kinh doanh sản phẩm của họ, các chuỗi khách sạn cũng khát khao đổi mới để tăng độ hiệu quả và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng. Langston chỉ ra rằng công nghệ đang giúp ngành dịch vụ đáp ứng các yêu cầu về nguồn lực của nó.
Chuỗi khách sạn lớn nhất Nam Á Oyo đã mua lại công ty Internet vạn vật, AblePlus, để sử dụng công nghệ của nó và trí tuệ nhân tạo để quản lý khách sản và tài sản của họ tốt hơn. Trong khi đó chatbots trên các trang web đang giúp đỡ các khách sạn vượt qua khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên dịch vụ sẵn sàng làm nhiệm vụ lặp đi lặp lại và những hạn chế lao động nước ngoài ngày càng gắt gao hơn.
Bên cạnh hiệu quả, khách sạn cũng đang nhờ tới công nghệ để quản lý chi phí trong một ngành đòi hỏi nhiều vốn như ngành khách sạn, đặc biệt là đối với các phân khúc có quy mô ngân sách tầm trung nới giá phòng cạnh tranh hơn.
Langston nói: “Trong thời gian tới, công nghệ ngày càng được mong đợi sẽ xuất hiện trong các khách sạn (như một phần không thể thiếu), thay vì chỉ là một tính năng tuyệt vời không bắt buộc ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là đối với các du khách ở châu Á và từ châu Á. Nếu các doanh nghiệp khách sạn không thích nghi, họ sẽ bị bỏ lại phía sau.”
Phát triển không ngừng
Khi công nghệ trở thành một phần cốt lõi và quan trọng của các khách sạn, ngành dịch vụ này đang lên kế hoạch cho tương lai. Các thành phố châu Á tiến bộ như Singapore đã công bố một bản đồ đường bộ sử dụng công nghệ thông minh để giúp ngành du lịch phát triển. Theo Langston, các chính phủ hỗ trợ và thúc đẩy các sáng tạo như vậy là hợp lý. Ông cũng cho rằng các xu hướng tương tự cũng sẽ diễn ra ở các trung tâm công nghệ như Ấn Độ và Trung Quốc.
Langston cũng cho biết: “Đây là những sáng kiến tuyệt vời. Áp dụng cách tiếp cận chủ động sẽ là cách duy nhất để theo kịp tiến bộ công nghệ. Điều này cũng có thể đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ trong ngành khách sạn tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Philippines, Campuchia và Myanmar nơi các chính phủ coi du lịch là cách thức tuyệt vời để tăng doanh thu.”
Tuy nhiên, đưa công nghệ vào hoạt động kinh doanh khách sạn không phải là con đường đảm bảo để dẫn tới thành công. Langston cảnh báo các thương hiệu và ban quản lý khách sạn đang vội vã đầu tư vào công nghệ.
Theo Langston, trước hết, họ cần xác định nét riêng biệt và xây dựng thương hiệu và học cách phân định đối tượng mà khách sạn và công nghệ phục vụ là ai.
K Nguyễn