Tắc đường, đáp trực thăng đi làm giá 3 - 12 triệu đồng/chuyến
Với việc ra mắt dịch vụ mới này, Ascents một startup có trụ sở chính ở Singapore nhắm đến đối tượng là những khách hàng có thu nhập cao, sẵn sàng chi mạnh tay để...bay tới nơi làm việc chỉ trong vòng 2 bài nhạc.
Tương tự như Grab hay Uber, dịch vụ chia sẻ trực thăng của Ascent cho phép khách hàng đặt chỗ online với các chuyến trực thăng trong giờ cao điểm buổi sáng và chiều. Đường bay sẽ kết nối các quận tài chính Makati và Taguig, cũng như sân bay Manila và Clark. Mỗi chuyến bay chỉ mất khoảng 10-15 phút.
Chuyến bay ngắn nhất có giá vé 6.900 peso (hơn 3 triệu VNĐ) sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ nửa tiếng xuống còn 3 phút.
Trực thăng của Ascent. Ảnh: Ascent |
Trong khi đó, chuyến dài nhất giữa hai sân bay sẽ có giá 25.900 peso (hơn 11,5 triệu VNĐ), sẽ giảm thời lượng di chuyển còn 1/6, từ 3 giờ xuống còn 30 phút.
"Chúng tôi tin rằng với những người bận rộn, chi phí về thời gian sẽ rất khác", Lionel Sinai-Sinelnikoff - nhà sáng lập Ascent kiêm cựu lãnh đạo Airbus Helicopters cho biết trong buổi họp báo ngày 3/4.
Quan điểm của Sinelnikoff là có cơ sở khi ách tắc giao thông lâu nay vẫn là vấn nạn đau đầu ở những đô thị lớn như Manila (Philippines). Những “nút chết” giao thông đang làm đất nước Đông Nam Á này thiệt hại 67 triệu USD mỗi năm. Do đó, một thị trường cho dịch vụ chia sẻ trực thăng, tuy trước mắt chỉ phục vụ một nhóm khách hàng rất nhỏ, vẫn được coi là có triển vọng.
Ascent cho biết, nếu việc kinh doanh tại Philippines thành công, sẽ mở rộng dịch vụ sang Bangkok, Jakarta và Kuala Lumpur vào năm 2020, tiếp đó là Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng chưa thấy nói đến Việt Nam.
Trước khi Ascent khởi động dịch vụ chia sẻ trực thăng tại Philippines, hai hãng xe công nghệ Uber và Grab cũng đã từng hé lộ kế hoạch sẽ lấn sân vào thị trường này. Trong khi đó, tại Indonesia, từ năm 2017, công ty Whitesky Aviation, đã bắt đầu dịch vụ chia sẻ trực thăng dành cho khách hàng cá nhân trong thành phố, với tên gọi Helicity, sau một thời gian cung cấp dịch vụ này cho doanh nghiệp.
Tuy trong kế hoạch kinh doanh của Ascent không nhắc tới Việt Nam, song trước tình hình ách tắc giao thông ở các đô thị lớn, thì việc sử dụng dịch vụ chia sẻ trực thăng giữa các điểm nội, ngoại thành Hà Nội hay TP.HCM có lẽ sẽ không còn là chuyện viễn tưởng.
Từ 1/10, Grab đổi phương thức thanh toán qua ví điện tử Moca: Nhiều khách hàng lo lắng vì vẫn còn số dư khá nhiều trong GrabPay Theo đại diện phía Grab, từ 1/10 đơn vị này sẽ sử dụng ví điện tử mới để thanh toán, ngừng thanh toán qua Internet ... |
Đau đầu tìm cách quản lý Grab tại TP.Hội An TĐO - Sở GTVT tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo lên Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc xử lý vi phạm của ... |
Hải Phòng: Đuổi theo tên cướp giật điện thoại, tài xế Grab nghèo bị mất luôn xe máy khi quay lại chỗ cũ Sau khi đuổi theo kẻ cướp lấy lại được chiếc điện thoại, người tài xế chạy Grab quay về chỗ để xe máy thì phát ... |