SNV: Dự án cà phê để dân hưởng lợi, xây dựng cảnh quan bền vững và không mất rừng
SNV: Hành trình 25 năm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Ngày 25/11/2020, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm “25 năm SNV tại Việt Nam”. Vượt xa các giá trị tài chính, SNV đã mang đến những cách tiếp cận mới có thể được nhân rộng trên khắp Việt Nam. |
Lào Cai mong muốn Tổ chức SNV tại Việt Nam tiếp tục tài trợ các dự án mới cho tỉnh Sáng 15/9, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tiếp xã giao ông Peter William Loach, Trưởng Văn phòng đại diện của Tổ chức Phát triển Hà Lan – SNV Việt Nam. Tại đây, ông Khánh mong muốn SNV nghiên cứu, xem xét bổ sung Lào Cai tham gia vào Dự án “Cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn và tăng cơ hội cho phụ nữ (Aus4water), giai đoạn 2020 – 2025”; tiếp tục xây dựng, xem xét, tài trợ các dự án mới cho tỉnh Lào Cai. |
Nhằm mục đích quảng bá thương hiệu cà phê Arabica Lạc Dương và tọa đàm với các bên liên quan về xây dựng liên kết chuỗi cà phê bền vững, Dự án Café-REDD, thuộc Tổ chức phát triển Hà Lan SNV phối hợp cùng Công ty The Married Beans đồng tổ chức sự kiện “Arabica Lạc Dương – Hành trình xây dựng thương hiệu cà phê Lạc Dương chất lượng cao”. Sự kiện bao gồm các hoạt động thú vị nhằm quảng bá và nâng cao thương hiệu cà phê chất lượng cao tại huyện Lạc Dương, trong đó có phần thử nếm cà phê (cupping) với sự tham gia nhiệt tình của hầu hết các công ty cà phê trong dự án.
Khách mời nếm thử cà phê tại sự kiện. |
Với sự quan tâm và chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Lạc Dương, Dự án Café-REDD đã tiến hành các hoạt động xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị cà phê thông qua việc thành lập các tổ hợp tác sản xuất và kết nối doanh nghiệp liên kết. Trong suốt giai đoạn này, các công ty cà phê Tám Trình, The Married Beans, HTX Cà phê Chappi, K’Ho Coffee, ACOM, Yumonang… đã là những đơn vị đi đầu trong việc phối hợp cùng dự án để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cà phê cho người dân.
Dự án “Cà phê Nông-Lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng cho REDD+ ở tỉnh Lâm Đồng” (Café-REDD) do Tổ chức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI) thuộc Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân (BMU) Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV. Trong thời gian gần hai năm vừa qua, dự án Café-REDD đã phối hợp chặt chẽ với các công ty cà phê, bà con nông dân mà đa số là đồng bào dân tộc thiểu số và chính quyền địa phương ở huyện Lạc Dương để thiết lập các chuỗi cà phê bao trùm, trong đó lấy việc sản xuất cà phê bền vững không mất rừng là mục tiêu quan trọng kết hợp với các hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê và chất lượng cà phê. |
Thông qua các chuỗi cà phê, giá bán của các nông đã tăng từ 17.5% cho đến 171.4% so với thị trường. Các công ty đã sát cánh cùng các tổ hợp tác, đào tạo, hỗ trợ về kĩ thuật và thu mua sản phẩm của tất cả các hộ đăng kí. Tuy nhiên, sản lượng thu mua qua các chuỗi liên kết còn thấp trong khi chất lượng cà phê chưa đạt được kì vọng của các công ty thu mua. Do đó, phần tọa đàm 4Ps nằm trong chuỗi sự kiện cà phê được thiết đế để các đối tác 4Ps cùng thảo luận nhằm tìm ra những khó khăn, trở ngại chính và phương hướng, kế hoạch hợp tác giữa các bên để cùng đạt được mục tiêu chung là “xây dựng thương hiệu cà phê Lạc Dương chất lượng cao” trong đó tất cả mọi người tham gia đều được hưởng lợi, cảnh quan được xây dựng bền vững, không mất rừng.
Các đội tham gia thi pha chế. |
Dự án Café-REDD đã cấp hàng trăm ngàn cây giống cà phê và các cây trồng xen (mắc ca, cây hồng) cho hàng ngàn hộ gia đình ở Lạc Dương để thực hành mô hình cà phê nông-lâm kết hợp, cung cấp các khóa đào tạo về sản xuất cà phê bền vững, truy xuất nguồn gốc cũng như các máy móc và trang thiết bị cho các tổ hợp tác. Tính đến nay đã có 15 tổ hợp tác cà phê bền vững được thành lập và một hợp tác xã cà phê với hàng trăm hộ gia đình tham gia. Hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp các công nghệ thông tin, kĩ thuật số tiên tiến đang được áp dụng với 5 công ty tham gia vào dự án như Tám Trình, The Married Beans, K’Ho, Chappi Mountains Coffee và Yumonang, cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất các thông tin từ trang trại tới sản phẩm cà phê cuối cùng.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm. |
Sự kiện này minh chứng cho sự thành công của phương pháp tiếp cận 4Ps (Public – Private - Producer – Partnership, tạm dịch Đối tác – Công – Tư - Nhà sản xuất) là một cách tiếp cận tiên tiến trong việc phát triển các chuỗi giá trị nông sản bao trùm mà SNV luôn tiên phong thực thiện trong các dự án của mình tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Sự kiện kết thúc với hoạt động khen thưởng các hộ nông dân sản xuất cà phê giỏi trong chuỗi liên kết của TMBs và kế hoạch hợp tác sản xuất, thu mua của TMBs trong mùa vụ sắp tới với sự cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ của tổ chức SNV cũng như chính quyền địa phương.