Doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp khó vì COVID-19, đề xuất xin giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Ô tô điện có thể được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ đối Bộ Công thương cho rằng, việc xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích sản xuất và kích thích người tiêu dùng sử dụng xe ôtô điện thân thiện với môi trường. |
Bộ Tài chính không đồng ý giảm 50% phí trước bạ ô tô Theo Bộ Tài chính, đề nghị giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay. Bộ đề nghị các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách lệ phí trước bạ. |
Sẽ tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô? |
Trước nhiều khó khăn, Công ty cổ phần Thành Công Motor Việt Nam đã có công văn số 45/2021/CV-TCM gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trên cơ sở này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tài chính truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc xem xét mức lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị của Công ty cổ phần Thành Công Motor Việt Nam, đánh giá và tính toán kỹ tác động, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong bối cảnh dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2021.
Nhà máy ô tô Hyundai tại Ninh Bình |
Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, việc giảm lệ phí trước bạ là hết sức cần thiết vào thời điểm hiện tại khi các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành buộc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.
Được biết, đầu tháng 8/2021, UBND tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng cho phép gia hạn chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cho giai đoạn từ sau năm 2022.
Đồng thời, cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thị đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian phù hợp, tùy theo diễn biến của dịch bệnh. Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô nội địa. Ngoài các chính sách ngắn hạn, cần phải có biện pháp dài hạn để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Nhìn lại năm 2020, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành sản xuất ô tô trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu theo quy định, áp dụng từ ngày 29/6 đến hết ngày 31/12/2020. Bộ Tài chính cho biết, việc giảm 50% lệ phí trước bạ trong khoảng thời gian nêu trên đã làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 3.700 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau khi tổng kết việc thực hiện Nghị định số 70/2020/NĐ-CP, nhờ việc giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm, số thuế, phí của doanh nghiệp ô tô đóng góp vào ngân sách tăng khoảng 11.200 tỷ đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước chính là bài toán ngắn hạn nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Nhưng việc giải quyết những khó khăn trước mắt của các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô phát triển dài hạn hơn. Đây chính là tiền đề để các doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị, từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa xe trong nước.
Hồi tháng 5/2021, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng đã kiến nghị một số chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, VAMA có kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký mới để tháo gỡ khó khăn cho thị trường ôtô. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã bác đề xuất này và cho biết sẽ tiếp tục cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước để có chính sách phù hợp. Theo báo cáo của VAMA, doanh số bán ô tô tháng 7/2021 của các doanh nghiệp thành viên chỉ đạt 16.035 chiếc, giảm 32% so với tháng 6.2021. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp thị trường ô tô Việt Nam bị suy giảm sức mua. So với thời điểm bắt đầu đi xuống hồi tháng 4/2021, sức mua ô tô tháng 7 đã giảm gần một nửa. |
Sẽ giảm hơn 138 nghìn tỷ đồng thuế, phí cho người dân và doanh nghiệp Tính chung các chính sách miễn giảm thuế thực hiện từ đầu năm 2021 và đang được đề xuất bổ sung thì số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho DN, người dân trên 138.000 tỷ đồng - đại diện Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho hay. |
Bộ Tài chính không đồng ý giảm 50% phí trước bạ ô tô Theo Bộ Tài chính, đề nghị giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô đăng ký mới là không phù hợp với bối cảnh hiện nay. Bộ đề nghị các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách lệ phí trước bạ. |
Không kéo dài ưu đãi phí trước bạ, xe lắp ráp bán chạy không tưởng Nhiều mẫu xe ô tô lắp ráp trong nước xác lập kỷ lục doanh số trong tháng 11/2020. Điều này có được khi khách hàng chạy đua để có thể hưởng ưu đãi giảm 50% phí trước bạ chỉ còn được áp dụng ít ngày. |