Sau năm 2022 chật vật, các “ông lớn” xây dựng lên kế hoạch lãi trăm tỷ năm 2023
Xây dựng thương hiệu nông sản Việt tại Trung Quốc Trung Quốc đứng thứ 2 về nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, nhưng đứng đầu về nhập khẩu rau quả. |
Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp ngành sữa thận trọng Bối cảnh lạm phát tăng cao, sức mua đối với các mặt hàng tiêu dùng bị ảnh hưởng không ít. Điều này được phản ánh khá rõ qua kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sữa. |
Lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng giảm sâu năm 2022
Năm 2022 ngành xây dựng gặp không ít khó khăn trong bối cảnh thị trường bất động sản bước vào giai đoạn trầm lắng khi xu hướng thắt chặt tín dụng và lãi suất tăng cao gây khó khăn cho người mua nhà. Đồng thời, nguồn vốn phát triển dự án của các chủ đầu tư bị thu hẹp dẫn đến nhiều dự án phải tạm dừng thi công, nợ của các chủ đầu tư với các nhà thầu xây dựng cũng tăng cao…
Những khó khăn trên cũng đã phản ánh khá rõ nét qua kết quả kinh doanh không mấy khởi sắc của các doanh nghiệp xây dựng năm 2022. Theo đó, hầu hết các "ông lớn" xây dựng chỉ ghi nhận mức lãi sau thuế vỏn vẹn vài chục tỷ đồng như CTCP Xây dựng Coteccons (21 tỷ đồng), CTCP Đầu tư xây dựng Ricons (91 tỷ đồng), CTCP Fecon (51 tỷ đồng), CTCP Hưng Thịnh Incons (88 tỷ đồng). Thậm chí, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình còn ghi nhận mức lỗ sau thuế lên tới 1.141 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2022, nợ vay của Xây dựng Hòa Bình đã tăng 14% so với đầu năm, lên gần 14.283 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 12.735 tỷ đồng. Phần lớn các khoản vay của Hòa Bình được thế chấp bằng các khoản phải thu của khách hàng, với lãi suất áp dụng theo từng lần giải ngân.
Tương tự, tổng nợ phải trả của Coteccons cũng tăng thêm hơn 59% so với đầu năm, lên mức 10.751 tỷ; còn nợ phải trả của Ricons tăng 49%, lên 5.786 tỷ. Trong khi đó, nợ phải trả của Fecon giảm 10% về mức 4.103 tỷ đồng...
Kế hoạch lợi nhuận quay về mức 3 con số trong năm 2023
Mặc dù sang năm 2023, giá vật liệu xây dựng đang dần ổn định trở lại có thể giúp cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Thêm vào đó, tín hiệu từ đẩy mạnh đầu tư công cũng như câu chuyện về giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng cũng được kỳ vọng sẽ gián tiếp giúp hoạt động của các nhà thầu khởi sắc hơn năm 2022. Tuy nhiên, các "ông lớn" xây dựng vẫn khá thận trọng với triển vọng kinh doanh năm 2023 khi mà sức ép tài chính vẫn rất lớn.
Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có một số doanh nghiệp như Coteccons, Vinaconex lên phương án chi tiết về kế hoạch kinh doanh năm 2023.
Theo đó, tại tài liệu dự họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, Coteccons dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất tăng 12% so với năm 2022, lên mức 16.249 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 233 tỷ đồng, cao gấp 11 lần so với mức nền thấp của năm 2022 - khi công ty thực hiện trích lập và kéo lãi về mức thấp nhất từ trước đến nay.
Theo đánh giá của HĐQT Coteccons, hiện doanh nghiệp đã hoàn tất cảnh báo cho toàn hệ thống về những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường, 16 dự án có tổng giá trị nợ rất lớn đến từ mô hình tổ chức, quản lý cũ để lại đã từng bước xử lý được xử lý. Do đó giá trị các khoản trích lập dự phòng của năm 2023 sẽ giảm.
Bên cạnh đó, Coteccons cho biết cơ sở cho kế hoạch năm nay còn đến từ giá trị back-log để lại cho 2023 là 17.000 tỷ đồng, chưa bao gồm nhà máy sản xuất LEGO và kỳ vọng trúng thầu các dự án đầu tư công như siêu dự án sân bay Long Thành.
Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Coteccons |
Như vậy, nếu hoàn thành được các chỉ tiêu đặt ra, doanh thu của Coteccons sẽ là mức doanh thu cao nhất trong 4 năm và lợi nhuận sẽ là mức cao nhất 3 năm. Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn đỉnh cao (2027-2018) khi mà doanh thu của công ty đạt đỉnh 27.000 - 28.600 tỷ đồng và lãi sau thuế lên tới 1.500-1.650 tỷ đồng, thì các mục tiêu của năm 2023 vẫn còn cách khá xa.
Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên tới đây, Vinaconex dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2023 với mức doanh thu hợp nhất đầy tham vọng, đạt 16.340 tỷ đồng, tăng 70% so với thực hiện năm 2022 và vượt cả mục tiêu doanh thu của doanh nghiệp đứng đầu ngành xây dựng là Coteccons. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục của doanh nghiệp nếu chỉ tiêu được hoàn thành.
Dù đặt mục tiêu doanh thu tăng mạnh song Vinaconex lại đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất “đi lùi” gần 8% so với năm ngoái, đạt 860 tỷ đồng.
Kế hoạch lợi nhuận thận trọng này được ban lãnh đạo Vinaconex đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu phục hồi, thị trường tiếp tục biến động khó lường, biên lợi nhuận các hoạt động có khả năng không duy trì được như trước đây.
Trong khi đó, với những khó khăn chung của thị trường và đặc biệt là biến cố về nhân sự cấp cao trong năm 2022, Hòa Bình vừa thông báo giãn họp ĐHĐCĐ 2023 thêm 2 tháng (sang cuối tháng 6). Trước đó, nhà thầu xây dựng này cũng xin gia hạn nộp báo cáo kiểm toán năm 2022 sang cuối tháng 5.
Hòa Bình hiện chưa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên. Tuy nhiên, trong nghị quyết về kế hoạch kinh doanh năm 2023 dự kiến trình tại ĐHĐCĐ thường niên công bố cuối tháng 2, công ty dự kiến doanh thu năm 2023 sẽ giảm 11,5% so với năm 2022 và kỳ vọng sẽ có lãi trở lại trong năm 2023 với mục tiêu đạt lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng.
Tương tự, Ricons và Hưng Thịnh Incons cũng thông báo gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 chậm nhất đến ngày 30/6/2023 và chưa công bố tài liệu họp.
Dù vậy, với Ricons, phát biểu tại lễ ký kết kế hoạch sản xuất kinh doanh hồi đầu năm, ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch sáng lập Ricons cho biết: “Năm 2022 là một năm nhiều cảm xúc đối với Ricons, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng vượt bậc, doanh thu ngoạn mục đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, năm qua công ty cũng đã thành công trong công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân sự kế thừa. Bước sang năm mới, dù tiếp tục sẽ là năm nhiều thách thức đối với ngành xây dựng nhưng với nguồn việc sẵn có và những cơ hội Ricons chủ động nắm bắt, năm 2023 vẫn sẽ là một năm tràn đầy hy vọng, khởi sắc với Ricons”.
Còn với Newtecons - một doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái của ông Trần Bá Dương - sau khi ghi nhận doanh thu vượt mốc 11.000 tỷ đồng năm 2022, ban điều hành công ty cũng đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng hai chữ số trong năm 2023. Theo đó, nếu thị trường có những chuyển biến tích cực, Newtecons vẫn hướng đến mục tiêu tăng trưởng hơn 10% so với năm trước.
Hội thảo xây dựng phát triển kinh tế biển Nam Định Sáng 13/7, Tỉnh ủy Nam Định phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ về “Xây dựng, phát triển vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 -2025 và những năm tiếp theo”. |
Nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong ngành xi măng - vật liệu xây dựng Ông Nithi Patarachoke, Tổng Thư ký Trung ương Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam, Chủ tịch ngành Xi măng - Vật liệu Xây dựng Tập đoàn SCG (Thái Lan) cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Thời Đại nhân dịp đoàn công tác Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam sang thăm, làm việc tại Việt Nam. |