Sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư Hàn Quốc
Ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, quan hệ mọi mặt giữa hai nước đã phát triển vượt bậc trên mọi mặt, trở thành đối tác chiến lược của nhau. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, Hàn Quốc đã trở thành đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trong nhiều năm và hiện tại, Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư số một tại Việt Nam, đóng góp rất quan trọng và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tư của Hàn Quốc không chỉ tập trung vào một số tỉnh thành có đông dân cư xung quanh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà dần dần lan tỏa ra khắp các vùng miền của đất nước Việt Nam, các lĩnh vực đầu tư cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Ông Nguyễn Phú Bình nhấn mạnh, sau sự kiện sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tìm đến các địa phương phía Bắc, góp phần vào sự phát triển của mỗi địa phương cũng như đóng góp xứng đáng cho giai đoạn phát triển ngày càng mạnh mẽ quan hệ giữa 2 nước trong 30 năm tới.
Cũng tại Hội nghị, Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) thông tin, xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam – Hàn Quốc gần 80 tỷ USD, mỗi bên cũng tương ứng 200.000 người ở mỗi quốc gia. Đây là con số ngẫu nhiên nhưng cho thấy sự tương ứng về kinh tế - văn hóa giữa hai quốc gia.
Việt Nam đang trở thành quốc gia phát triển, kinh nghiệm của Nhà nước kiến tạo phát triển mạnh mẽ của Hàn Quốc trở thành bài học quý giá cho các nước học tập, trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều lĩnh vực đáng học hỏi, nhất là lĩnh vực công nghiệp hóa, công nghiệp phụ trợ, chế tạo, sinh học, văn hóa, du lịch, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… khi Hàn Quốc giữ vị trí tiên phong trên thế giới.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam đã trải qua 2 làn sóng đầu tư. Đợt 1 khi mới đổi mới, mở cửa chú trọng vào các khu, cụm trọng điểm phía Nam và TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… đã trở thành những người dẫn dắt CNH-HĐH của Việt Nam. Còn bây giờ Việt Nam đang bước vào làn sóng đầu tư thứ 2 của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc với sự hoàn đổi hết sức mạnh mẽ của nền kinh trọng điểm miền Bắc, Thủ đô và các vùng lân cận với nhiều lợi thế trở thành trung tâm thu hút đầu tư của cả nước.
Để làm được điều đó, Quốc hội vừa có quyết định rất quan trọng là đầu tư, phát triển đường Vành đai 4, tạo ra đường kết nối, mở rộng không gian, sự liên kết với các tỉnh thành nằm trong vùng lõi của Thủ đô. Đây là cơ hội lớn cho công nghiệp, công nghiệp phụ trợ phát triển.
Xét về sự năng động của chính quyền, của môi trường đầu tư, kinh doanh, chỉ số môi trường cạnh tranh khu vực Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô đang có các tỉnh dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh tạo ra sự thân thiện hút đầu tư.
Tọa đàm xúc tiến đầu tư FDI Hàn Quốc vào TP Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. |
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng, tỉnh hiện có 590 dự án với tổng mức vốn khoảng 14 tỷ USD, trong đó, Samsung là nhà đầu tư lớn vào tỉnh cùng chuỗi các doanh nghiệp vệ tinh, đang đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn, khoảng 45 tỷ USD, tạo việc làm và thu ngân sách địa phương. Đó là sự thành công của tỉnh trong việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp Hàn Quốc.
"Bắc Ninh đang có 16 khu công nghiệp, 36 cụm công nghiệp, tỉnh cũng mở rộng và mở thêm các tuyến đường mới kết nối hạ tầng, đầu tư hệ thống điện... sẵn sàng đón các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam" - ông Ngô Tấn Phượng cho hay.
Cũng tại Hội nghị, ông Kwon Sung-Taek - Phó Chủ tịch hiệp hội Văn hóa Kinh tế Hàn-Việt (KOVECA) cho rằng, xu hướng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam trong tương lai sẽ có sự thay đổi đáng kể. Trong khu vực ASEAN, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc bằng tổng kim ngạch thương mại song phương của Hàn Quốc với 9 quốc gia còn lại. Về đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
“Hàn Quốc đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỉ USD vào năm 2023 và 150 tỉ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững, trong đó tăng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc”, ông Kwon Sung-Taek nhấn mạnh.
Đối với đầu tư, Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường rót vốn vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn song song với chuyển giao công nghệ cho Việt Nam; tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong đó có việc triển khai giai đoạn hai dự án Viện khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST)…
Thúc đẩy tình hữu nghị và tăng cường giao thương giữa Việt Nam – Hàn Quốc Việc tổ chức “Diễn đàn hợp tác Việt – Hàn Viko30” sẽ làm phong phú các hoạt động kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc. Các hoạt động, chuỗi sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chương chình trình giúp quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Việt Nam ra khu vực và thế giới, mở ra chương trình xúc tiến du lịch, thương mại, đầu tư an toàn tại Việt Nam. |
KOICA và UNFPA tiếp tục hỗ trợ phòng, chống bạo lực giới ở Việt Nam Phần lớn nạn nhân của bạo lực gọi đến đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh Dương là phụ nữ (chiếm 93,6%), hầu hết ở độ tuổi 16-59; tỷ lệ trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi từng gọi đến đường dây nóng là 10%. |