Samsung muốn đưa Việt Nam thành "trung tâm của các trung tâm" nghiên cứu phát triển
Samsung muốn mua điện trực tiếp từ Bộ Công Thương Samsung vừa đề xuất được Bộ Công Thương hướng dẫn hỗ trợ trong việc triển khai thí điểm cơ chế DPPA (cơ chế mua bán điện trực tiếp). Đồng nghĩa với việc Samsung có thể mua điện trực tiếp từ cơ sở phát điện mà không thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). |
Lộ diện nữ Chủ tịch đầu tiên của Samsung Electronics Bà Lee Young-hee vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch tiếp thị toàn cầu cho bộ phận di động của Samsung Electronics. Quyết định này cũng đưa bà là người phụ nữ đầu tiên làm Chủ tịch trong lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn từ năm 1969. |
Chiều 13/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam; với tổng vốn đầu tư đã cán mốc 20 tỷ USD, tăng gấp gần 30 lần sau 15 năm chính thức đặt cứ điểm tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh của Tổ hợp các Công ty Samsung tại Việt Nam với tiến độ giải ngân nhanh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng, phát triển công nghệ hỗ trợ, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Thủ tướng cũng chúc mừng Samsung đã hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2022, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội theo đúng cam kết.
Trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc vừa thống nhất nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 5/12/2022 vừa qua, đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc nói chung cũng như giữa các doanh nghiệp hai nước nói riêng.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục cùng đồng hành, lắng nghe, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, có các giải pháp phù hợp với tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Samsung đầu tư kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững tại Việt Nam với quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung - Ảnh: VGP |
Số lượng nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 của Việt Nam cho Samsung đã tăng hơn 10 lần sau 8 năm
Tại buổi tiếp, ông Park Hark Kyu cảm ơn sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ và các địa phương, đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.
Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Samsung khẳng định Tập đoàn này cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo đó, Samsung xác định Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất toàn cầu, mà còn hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành "trung tâm của các trung tâm" nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu của Tập đoàn.
Trước đó, ngày 23/12/2022, Samsung đã chính thức khánh thành Trung tâm R&D tại Hà Nội. Với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD, Trung tâm này được thiết kế với 16 tầng nổi và 3 tầng hầm, có tổng diện tích sàn là 79.511m2, đủ chỗ cho hàng ngàn kỹ sư làm việc.
Dự án này cũng chính là cam kết của Samsung với Chính phủ Việt Nam ngay từ khi bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị di động đầu tiên tại Bắc Ninh: Đầu tư chiến lược cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) tại Việt Nam.
Đến cuối năm 2022, đã có hơn 2.000 kỹ sư đang làm việc tại Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội; số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp.
Theo ông Park Hark Kyu, Tập đoàn Samsung đã đạt nhiều kết quả và sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng khi dự lễ khánh thành Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội về các giải pháp đào tạo nhân lực để có nhiều hơn nữa người Việt Nam tham gia đội ngũ lãnh đạo Samsung Việt Nam. Đồng thời nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị sản xuất nội địa và đẩy mạnh hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam.
Ngày 25/3/2008, Samsung Electronics Việt Nam được trao giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn 670 triệu USD, đánh dấu điểm xuất phát đầu tiên của Samsung Electronics tại Việt Nam. Qua 15 năm, Samsung đã trở thành là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Các dự án lớn của Tập đoàn tập trung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TPHCM, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 20 tỷ USD.Năm 2022, doanh thu và xuất khẩu đạt tương ứng 73,7 tỷ USD và 65 tỷ USD. Sản lượng sản xuất điện thoại của Samsung tại Việt Nam chiếm khoảng 50% tổng lượng sản xuất điện thoại của Samsung trên toàn cầu. Tính đến tháng 11/2022, tổng số nhân lực của Tổ hợp các công ty Samsung tại Việt Nam lên tới 100.000 người. |
Chính phủ yêu cầu công bố danh mục dự án được vay gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng Theo yêu cầu, Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, công bố danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng. |
Dragon Capital kỳ vọng Chính phủ sẽ có thêm những giải pháp quyết liệt thúc đẩy kinh tế Dragon Capital cho biết, quỹ tin rằng Chính phủ sẽ có thêm những giải pháp để hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế, đặc biệt trên cơ sở số liệu Quý 1 như vừa rồi, rất có thể sẽ có những hành động quyết liệt hơn trong quý 2. |