Sa mộc miền biên viễn của Tổ quốc
Khắc phục một số mốc quốc giới ở biên giới Việt – Lào bị ảnh hưởng mưa lũ Ngày 1/6, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị xác nhận, đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam và Lào vừa tiến hành khảo sát tình trạng sạt lở tại ba mốc quốc giới ở huyện Hướng Hóa. |
Quảng Bình: tổ chức Ngày hội "Thanh niên với biển đảo Tổ quốc" Ngày 28/5, Ban Thanh niên Quân đội, Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 1, Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Bình, Tỉnh Đoàn và thị xã Ba Đồn phối hợp tổ chức Ngày hội "Thanh niên với biển đảo, Tổ quốc" và Chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân". |
Sa mộc là loài cây cùng họ với thông, phi lao, dương liễu... lá kim, dáng thẳng, cành ngang theo từng lớp, tán cây hình chóp nón, cây to sống lâu năm cao tới gần 60 mét, vỏ thân cây sần sùi. Loại cây này thường được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, những nơi có biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia. Sa mộc có sức sống bền bỉ, dẻo dai trên các triền núi đá với thời tiết và khí hậu rất khắc nghiệt.
Hẳn là vì thế mà không ít người coi loại cây này như là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và lâu bền, bất chấp phong ba, bão táp, thiên tai và cả nhân tai của dân tộc Việt nói chung và các dân tộc thiểu số sống ở vùng phên giậu của Tổ quốc nói riêng.
Cây sa mộc giữa cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh:VNE |
Không thể không liên tưởng rằng vùng đất đặc trưng cây Sa mộc chỉ kéo dài hơn một ngàn ba trăm cây số trên toàn bộ hơn bốn ngàn năm trăm cây số đường biên đất liền của xứ sở chúng ta, nhưng đó cũng là hơn ngàn cây số chất chứa chịu đựng nhiều nhất những thăng trầm của lịch sử.
Nổi tiếng nhất là hàng sa mộc trăm tuổi ở Sà Phìn, trên chính lối dẫn vào dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức. Cao hơn 10 m với dấu vết thời gian hằn trên thân gỗ, hai hàng cây này nhìn uy nghiêm như những người lính gác tận tụy.
Được biết, kể từ đầu kỷ nguyên trước, Thái úy Lý Thường Kiệt đã dựng một cây Sa mộc làm cột cờ và truyền cho đồng bào cực Bắc một khẩu trống đồng để báo động khi biên cương có giặc. Trải qua ngàn năm, trên đỉnh núi Rồng vẫn luôn có một cây Sa mộc lớn cho đến khi được thay thế bằng cột cờ bề thế, vững chãi hiện nay.
Cô Tô – “viên ngọc quý” miền Đông bắc Việt Nam Được mệnh danh là hòn đảo đẹp nhất miền Bắc, Cô Tô được thiên nhiên ưu ái một vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. |
Hải Sơn - vùng đất biên giới thiêng liêng hùng vĩ của Tổ quốc Vùng đất biên giới Hải Sơn với cảnh quan tuyệt sắc và những con người đồng bào mộc mạc cùng truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc với lòng hiếu khách chân thành sẽ chạm đến trái tim mỗi người để một lần dừng chân là thêm 1 lần mong quay trở lại. |