Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:50 | 02/06/2017 GMT+7

Rút khỏi thỏa thuận khí hậu, Mỹ đang nhường đường cho Trung Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu

aa
Tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra về việc Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định Paris tạo cảm giác về một nước Mỹ "đang rút lui" sau hàng loạt quyết định đảo chiều.

Việc Mỹ rút khỏi hiệp định chống biến đổi khí hậu có thể sẽ giúp Trung Quốc tiến xa hơn trong nỗ lực xác lập vị trí lãnh đạo trên trường quốc tế về xử lý tình trạng nóng lên toàn cầu, khuyến khích công nghệ xanh, cũng như các vấn đề quốc tế nằm ngoài lĩnh vực môi trường.

Hãng tin AP cho hay, tuyên bố được ông Trump đưa ra trong bài phát biểu ngày 1/6 tại Nhà Trắng tạo cảm giác về một nước Mỹ "đang rút lui", sau những quyết định đảo chiều gần đây về thương mại tự do và viện trợ nước ngoài.

rut khoi thoa thuan khi hau my dang nhuong duong cho trung quoc vuon len vi tri dan dau

Trong buổi phát biểu ở Vườn Hồng 1/6 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, Trung Quốc có thể chủ động lấp chỗ trống. Quốc gia phát thải lượng CO2 lớn nhất thế giới, vốn được coi là nguyên nhân đầu bảng dẫn tới biến đổi khí hậu, đã có những bước tiến rõ nét về mục tiêu ngừng phát thải tính đến năm 2030 mà nước này đặt ra.

Tạo ra 20% lượng điện từ các nguồn tái tạo, Bắc Kinh đã vượt qua Washington trong nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Con số này của Mỹ ở vào khoảng 13%.

rut khoi thoa thuan khi hau my dang nhuong duong cho trung quoc vuon len vi tri dan dau

Trung Quốc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.

Mặc dù vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá và tình trạng ô nhiễm vẫn còn là vấn đề nan giải đối với 1,3 tỉ dân, nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm đem lại những thay đổi mang tính chủ chốt.

Cam kết này khiến thế giới phải chú ý tới Bắc Kinh, một cường quốc đang muốn khẳng định mình trên trường quốc tế.

"Họ (Trung Quốc) đã làm những việc này từ trước khi ông Trump đắc cử", bà Carolyn Bartholomew, chủ tịch Ủy ban Xét duyệt An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung nhận định, "Ông Trump đang tạo điều kiện cho họ bằng cách rút nước Mỹ khỏi vị trí 'đứng mũi chịu sào' trên trường quốc tế".

Từ trước khi Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố tại Vườn Hồng, Trung Quốc đã thể hiện lập trường của mình.

Bắc Kinh tuyên bố, dù Washington quyết định như thế nào, thì tuần này Trung Quốc vẫn sẽ làm việc với Liên minh châu Âu (EU) để duy trì Hiệp định Paris. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các quan chức EU dự kiến thảo luận về vấn đề này vào hôm nay (2/6) tại Bỉ.

Thậm chí, những đối tác Mỹ tiềm năng cũng vươn sang phía bên kia của Thái Bình Dương.

Thống đốc Jerry Brown của California - khu vực kinh tế lớn nhất của Mỹ theo phạm vi bang - cho biết, ông sẽ tới Trung Quốc vào tuần này để tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài cho nỗ lực cắt giảm khí nhà kính. Những đồng minh như vậy sẽ "tạo động lực cho một tương lai với năng lượng sạch", ông Brown chia sẻ với AP.

Không chỉ dừng lại ở môi trường

Việc Trung Quốc nổi lên như một thế lực mới mang tinh thần thống nhất không chỉ giới hạn ở lĩnh vực môi trường.

Trong khi Mỹ rời khỏi vị trí thống trị truyền thống về thương mại và phát triển thì Trung Quốc đã nhanh chân thế chỗ, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình khắp toàn cầu, từ những con đường mới, cảng biển cho tới các khoản vay ngân hàng và dự án năng lượng.

Đầu năm ngoái, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), do Bắc Kinh khởi xướng sáng lập, đã đi vào hoạt động để đáp ứng các nhu cầu mà những tổ chức do Mỹ dẫn đầu như Ngân hàng Thế giới (WB) chưa thể thực hiện.

Tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đón tiếp hơn 20 lãnh đạo thế giới tới tham dự hội nghị mà Trung Quốc tổ chức để thể hiện sáng kiến kinh tế "Vành đai và Con đường" của nước này. Đó là xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối châu Á với châu Âu.

rut khoi thoa thuan khi hau my dang nhuong duong cho trung quoc vuon len vi tri dan dau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Davos.

Đầu năm 2017, ông Tập cũng có bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, bày tỏ quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, điều mà Tổng thống Trump đang dần rời xa.

Trong một bức tranh tương phản, ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ và 11 đối tác khu vực, đạt được dưới thời cựu Tổng thống Obama.

Ông Trump cũng đề xuất cắt giảm ngân sách mà Mỹ phân bổ cho các hoạt động hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo cho các quốc gia nghèo.

Về khí hậu, Bắc Kinh đang có những hành động rõ rệt.

Gần đây, Bắc Kinh đã hủy bỏ kế hoạch xây dựng hơn 100 nhà máy năng lượng sử dụng than đá và dự tính đầu tư ít nhất 360 tỉ USD vào các dự án năng lượng xanh tính tới cuối thập kỷ này. Lượng tiêu thụ than của nước này cũng tiếp tục giảm trong năm 2016 và nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu 2030 sớm gần 10 năm.

rut khoi thoa thuan khi hau my dang nhuong duong cho trung quoc vuon len vi tri dan dau

Ông Obama và ông Tập Cận Bình đạt thỏa thuận về giảm phát thải.

Sự quyết tâm của Trung Quốc phần nhiều bắt nguồn từ nhu cầu trong nước, trước các thực trạng về ô nhiễm không khí, chất lượng nguồn nước đi xuống và ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất công nghiệp.

Nỗ lực hợp tác của ông Obama với ông Tập về vấn đề khí hậu đã góp phần làm nên sự thay đổi.

Thỏa thuận giữa 2 quốc gia phát thải lớn nhất thế giới đã thúc đẩy các quốc gia khác hành động và cuối cùng đi tới hiệp định Paris, với cam kết của gần 200 quốc gia.

Khó khăn khi không có Mỹ

Các nước châu Á và ngoài châu Á đang nắm lấy cơ hội hợp tác làm ăn với nền kinh tế phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng chủ động tìm kiếm các đối tác không phải chỉ ở khu vực đang phát triển mà cả ở phương Tây. Và hợp tác kinh tế bao giờ cũng đi đối với gia tăng tầm ảnh hưởng.

Theo chuyên gia năng lượng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Sarah Ladislaw, Trung Quốc vừa giữ vị trí dẫn dắt lại vừa tụt bước lại phía sau khi đối mặt với bài toán biến đổi khí hậu.

Trung Quốc chỉ mới bắt tay vào công tác môi trường khổng lồ cần được thực hiện trong vài thập kỷ tới. Mặc dù nước này đứng đầu thế giới về năng lượng tạo ra từ gió và mặt trời nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào những ngành công nghiệp gây ô nhiễm.

Và dù đã cam kết duy trì thỏa thuận Paris, Trung Quốc sẽ phải chật vật thuyết phục các nước khác tiếp tục giữ vững cam kết mà không có sự giúp sức của Mỹ.

Thi Anh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/12/2024: Thìn chuẩn bị đón nhiều tin tốt lành trên đường tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/12/2024: Thìn chuẩn bị đón nhiều tin tốt lành trên đường tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 18/12/2024 Thìn chuẩn bị đón nhiều tin tốt lành liên quan đến vấn đề tài lộc. Nếu con giáp này vẫn chăm chỉ, chịu khó làm lụng thì sẽ không phải lo lắng không có tiền tiêu, không những thế còn tích lũy được một khoản.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 17/12/2024: Tuất may mắn ngập lối

Tử vi hôm nay 12 con giáp 17/12/2024: Tuất may mắn ngập lối

Tử vi hôm nay 12 con giáp 17/12/2024 tuổi Tuất có thể thử trò may rủi hoặc tìm may mắn trong những công việc phụ.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/12/2024: Ngọ tam hội giúp sức làm gì cũng may mắn

Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/12/2024: Ngọ tam hội giúp sức làm gì cũng may mắn

Tử vi hôm nay 12 con giáp 16/12/2024 tam hợp giúp tuổi Ngọ luôn duy trì được sự nhiệt tình và hăng hái trong công việc. Con giáp này bắt tay vào làm việc ngay mà không hề chần chừ, do dự, dù đó là công việc khó khăn đi chăng nữa.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 15/12/2024: Thìn gặp nhiều hung họa

Tử vi hôm nay 12 con giáp 15/12/2024: Thìn gặp nhiều hung họa

Tử vi hôm nay 12 con giáp 15/12/2024 đem tới nhiều điều hung họa cho vận trình sự nghiệp của tuổi Thìn. Do vậy bản mệnh cần hết sức chú ý những kẻ cố tình tiếp cận mình, đó có thể là kẻ tiểu nhân đang tìm cách hãm hại.

Đọc nhiều

Đoàn các mục sư Tin lành quốc tế thăm điểm nhóm Tin lành Aquila

Đoàn các mục sư Tin lành quốc tế thăm điểm nhóm Tin lành Aquila

Ngày 4/12, Đoàn các mục sư Tin lành quốc tế do mục sư Bob Roberts, Chủ tịch Viện Liên Kết Toàn Cầu (IGE), Hoa Kỳ làm trưởng đoàn đã thăm điểm nhóm Tin lành Aquila (Quốc Oai, Hà Nội).
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Phú Quốc cùng làm sạch môi trường

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Phú Quốc cùng làm sạch môi trường

Sáng 7/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, UBND phường An Thới tổ chức Lễ phát động thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn và hưởng ứng “Ngày vì môi trường Phú Quốc”. Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Vun đắp tình hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Vun đắp tình hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đồng thời giúp thế hệ trẻ hai nước ngày càng hiểu biết, gắn bó với nhau.
Đổi mới, sáng tạo trong đối ngoại nhân dân, hướng tới hội nhập sâu rộng

Đổi mới, sáng tạo trong đối ngoại nhân dân, hướng tới hội nhập sâu rộng

Ngày 6/12 tại Vĩnh Phúc, Cụm thi đua số 1 - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và tọa đàm “Thực trạng công tác đối ngoại nhân dân tại các địa phương; giải pháp khắc phục và các kiến nghị, đề xuất”.
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
Xin chờ trong giây lát...
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Phiên bản di động