Quảng bá văn hóa Việt tại Đài Loan (Trung Quốc)
Quảng bá văn hóa Việt từ những câu lạc bộ nơi xứ người Ở nơi xứ người, người Việt Nam vẫn luôn hướng về, luôn tự hào với cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc mình. Như dòng suối nhỏ dẫn nước tỏa ra những mạch ngầm, văn hóa truyền thống Việt Nam ngày một khẳng định giá trị tại các nước nơi kiều bào ta sinh sống. Có thể thấy rõ điều đó qua câu chuyện quảng bá văn hóa và giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam ra thế giới của cộng đồng người Việt tại Macau (Trung Quốc) và tại Đức… |
Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ để đẩy mạnh phòng chống mua bán người Ngày 21/7, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống nạn mua bán người. |
Tiếng Việt - nhịp cầu kết nối văn hóa Việt
Là thế hệ thứ hai sinh ra, lớn lên tại Tân Chúc, Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) nhưng hai người con của chị Phạm Mỹ Dung - thông dịch viên đặc biệt tại Tòa án tối cao Đài Loan (Trung Quốc) là Trần Thùy Dương (29 tuổi) và Phạm Ngạn Cẩn (13 tuổi) đều có thể nói tiếng Việt lưu loát, thậm chí có thể ca hát, đọc thơ, hiểu biết các phong tục tập quán của người Việt Nam. Đây là thành quả chị Dung sau nhiều năm tháng kiên trì dạy tiếng mẹ đẻ, văn hóa truyền thống cho các con.
Chị kể: “Năm 2000 khi mới sang Đài Loan (Trung Quốc), tôi cùng các chị em người Việt đi làm tình nguyện viên trong các trường đại học cộng đồng, trung tâm văn hóa của từng khu vực. Trong các hoạt động chăm sóc, tạo niềm vui cho người già, chúng tôi tổ chức dạy hát, dạy tiếng Việt cho họ.
Chúng tôi cũng chuẩn bị các trang phục Việt Nam để mỗi khi có các hoạt động văn hóa truyền thống của người Việt, chúng tôi sẽ chia sẻ, mời các bạn Đài Loan (Trung Quốc) cùng mặc thử, tìm hiểu, trải nghiệm trang phục truyền thống của người Việt.
Từ những hoạt động này, chúng tôi có cơ hội quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam cho người Đài Loan (Trung Quốc). Hiện nay, cộng đồng người Việt tại Đài Loan (Trung Quốc) tương đối lớn (khoảng 470.000 người, bao gồm cả cô dâu Việt, lao động, tân di dân - theo số liệu của Tổng hội Việt kiều tại Đài Loan (Trung Quốc) – PV), trong đó nhiều gia đình người Đài Loan (Trung Quốc) có cô dâu Việt. Việc giúp người già hiểu được tiếng Việt để họ có thể giao tiếp với con dâu, kết nối tình cảm, rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ trong gia đình được chính cộng đồng người Đài Loan (Trung Quốc) có con dâu Việt Nam đánh giá cao”.
Chị Phạm Mỹ Dung kể về Tết trung thu Việt Nam trong một tiết học tiếng Việt (Ảnh: Dung Phạm). |
Năm 2012, chị Phạm Mỹ Dung thành lập Hiệp hội quảng bá và phát triển văn hóa Tân di dân huyện Tân Trúc. Hiện Hiệp hội có 500 hội viên đến từ các nước ASEAN trong đó có tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa, ẩm thực và dạy tiếng Việt. Theo chị Dung, ở Đài Loan (Trung Quốc), tiếng Việt là ngôn ngữ được nhiều người theo học hơn so với các ngôn ngữ khác… Qua mỗi buổi dạy tiếng Việt những người dân xứ Đài có dịp hiểu hơn về văn hóa, phong tục của người Việt Nam.
Bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài - Việt cho biết, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) luôn thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Với hơn 20 nghìn tân di dân (người Việt Nam nhập cư Đài Loan (Trung Quốc) và hơn 40 nghìn kiều bào thế hệ thứ hai, cộng với thực tập sinh, lao động ... tiếng Việt trở thành ngôn ngữ tự chọn ở các trường từ cấp 1 trở lên tại Đài Loan (Trung Quốc).
Giáo viên Việt Nam thông qua chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Nhờ đó, học sinh và nhiều người dân Đài Loan (Trung Quốc) thêm hiểu, thêm yêu văn hóa, con người Việt Nam. Họ yêu mến ẩm thực Việt Nam qua những món ngon nổi tiếng được giới thiệu như phở, bánh mì, gỏi cuốn... và mong muốn đến thăm Việt Nam.
Thế hệ thứ hai người Việt tìm hiểu về văn hóa Việt Nam (Ảnh: Dung Phạm). |
Quảng bá văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ bản xứ
Để lan tỏa rộng rãi văn hóa Việt Nam, cùng với việc phổ biến tiếng Việt, nhiều ý kiến kiều bào cho rằng cần quảng bá văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ bản xứ.
Bà Ngô Phẩm Trân cho biết: nhiều người Đài Loan (Trung Quốc) muốn tìm hiểu thông tin về văn hóa, du lịch Việt Nam, nhưng do cách biệt ngôn ngữ, họ phải tự tìm thông tin về Việt Nam qua một số cá nhân người Đài Loan (Trung Quốc) làm truyền thông, mạng xã hội. dẫn đến tình trạng thông tin có lúc, có nơi chưa chính xác. Do đó để quảng bá văn hóa, Việt Nam cần đầu tư nhiều vào truyền thông, liên kết với những kênh truyền hình ở những vùng lãnh thổ hoặc quốc gia bản xứ để truyền tải những thông tin tính chính thống bằng ngôn ngữ bản địa.
Mặt khác thông qua các Văn phòng lãnh sự ở các nước trên toàn thế giới, thành lập những kênh facebook, kết nối kiều bào thế hệ thứ hai dùng ngôn ngữ bản xứ nói về hình ảnh và văn hóa Việt Nam, như thế, rào cản ngôn ngữ trong quảng bá văn hóa Việt sẽ được xóa bỏ.
“Hiện tại đã chuyển sang thời kỳ kinh tế số, chúng ta cũng nên thay đổi bằng các áp dụng những phương tiện kỹ thuật số hiện đại để quảng bá văn hóa Việt Nam tại nước ngoài”, bà Ngô Phẩm Trân nói.
Lan tỏa tình yêu văn hóa Việt trong thế hệ trẻ kiều bào và bạn bè quốc tế Xuất bản sách song ngữ về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, giáo trình tiếng Việt hiện đại; cung cấp miễn phí cho các em nhỏ gốc Việt ở nước ngoài những cuốn sách, truyện song ngữ về Việt Nam... Đó là nỗ lực của những con người mang trong mình nhiệt huyết, sự yêu mến văn hóa Việt, mong muốn người nước ngoài và kiều bào, nhất là thế hệ trẻ, hiểu thêm về tiếng Việt, về nền văn hóa Việt Nam, thấy gắn kết hơn với bản sắc Việt... |
Hành trình lan tỏa văn hóa Việt đến châu Phi của chàng trai Việt Nam Xây nhà, sửa trường, tặng gạo, tặng áo dài… cho người dân nghèo châu Phi - những việc làm thiết thực, giản dị đó của chàng trai Việt Nam Phạm Quang Linh và nhóm bạn đã lan tỏa tinh thần tương thân tương ái cùng những nét đẹp của văn hóa Việt Nam đến với vùng đất châu Phi. |