Phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một
Cần nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (Ảnh minh họa). |
Quyết định nêu rõ, trong Quý III, IV năm 2024, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh Kon Tum, Điện Biên, Quảng Bình và Lâm Đồng tiến hành nghiên cứu, khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Phù Lá, Chứt, Bru-Vân Kiều và dân tộc Mạ.
Cụ thể, tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Ba Na tại huyện Đắk Hà và dân tộc Xơ Đăng tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum; Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Phù Lá tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Chứt huyện Minh Hóa và dân tộc Bru-Vân Kiều tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc Mạ tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung triển khai gồm khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin các loại hình văn hóa phi vật thể; Xây dựng nội dung nghiên cứu: tổng quan thực trạng, đánh giá thực trạng, xây dựng các báo cáo số liệu, báo cáo điều tra khảo sát, báo cáo tổng hợp; đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể.
Tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy, trình diễn, tái hiện văn hóa phi vật thể; hỗ trợ trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ; tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức bảo tồn văn hóa phi vật thể; in đĩa DVD phát cho người dân nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số…
Đây là hoạt động thường niên của Bộ VHTTDL nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, góp phần, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch có hiệu quả tại tỉnh Kon Tum, Điện Biên, Quảng Bình và Lâm Đồng.
Thông qua đó, nhằm tăng cường mối đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với lớp trẻ thông qua các hoạt động văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, truyền dạy nghề truyền thống, nghi lễ văn hóa mang đậm bản sắc mỗi dân tộc; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao lưu, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình.
Từ đó, nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
Bộ VHTTDL cũng yêu cầu, việc tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các hoạt động nhằm động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Kon Tum, Điện Biên, Quảng Bình và Lâm Đồng.
Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn. |
Lễ hội làng Keo, Hà Nội là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tối 12/5, UBND huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội làng Keo là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |