Phụ nữ vùng cao Lai Châu vận động người dân nói không với nạn tảo hôn
Thay đổi nhận thức và thu nhập cho nông dân vùng dân tộc thiểu số Thu nhập và ý thức của bà con nông dân về bảo vệ môi trường từng bước nâng lên; vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương được ghi nhận... Đó là những kết quả tích cực sau 3 năm triển khai Dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc Việt Nam (VOF) triển khai tại hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. |
Đưa văn hóa, du lịch, đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với người dân Venezuela ĐSQ Việt Nam tại Venezuela tổ chức Hội thảo giới thiệu về văn hóa, du lịch và triển lãm ảnh về đất nước, con người Việt Nam tại Caracas. |
Để giảm thiểu thực trạng này, nhiều năm qua các cấp hội phụ nữ ở các xã vùng cao đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho hội viên phụ nữ. Các mô hình, câu lạc bộ phụ nữ được thành lập đã góp phần tích cực trong đẩy lùi nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Hội phụ nữ đã thành lập các mô hình câu lạc bộ như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật và Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ở các bản làng. |
Vừa bước sang tuổi 22, nhưng Tẩn Mý Dao, dân tộc Dao, ở bản Thà Giàng Chải, xã Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ lại mang khuôn mặt khắc khổ của tuổi trung niên. Lấy chồng từ năm 16 tuổi khi đang học lớp 9, năm nay con trai lớn của Dao được 6 tuổi và con thứ hai được 3 tuổi. Bước vào đời ở cái tuổi ăn chưa no, nghĩ chưa tới, hàng ngày Dao cùng chồng phải bươn trải với cuộc sống mưu sinh ruộng nương, với hai đứa con nheo nhóc và kinh tế nghèo khó.
Tẩn Mý Dao chia sẻ: Khi lấy chồng rồi thì phải nghỉ học, ở nhà chăm chồng, chăm con, cuộc sống rất vất vả. Những năm đầu sống cùng gia đình chồng, cuộc sống thiếu thốn nên hai vợ chồng thường xuyên xích mích. Giờ ra ở riêng, cuộc sống đỡ vất vả, muốn được quay trở lại lớp học, nhưng lại vướng bận chăm sóc hai con nhỏ.
“Em lấy chồng cũng sớm, khi mới được 16-17 tuổi. Lúc đấy em chưa biết chăm con, với có nhiều khó khăn về kinh tế cho con nữa. Bản em giờ cũng rất nhiều bạn lấy chồng sớm, tảo hôn. Em cũng bảo mấy đứa em gái lấy chồng muộn thôi, đủ tuổi xong mới lấy chồng thì mới không khó khăn về mặt kinh tế. Với lại lấy chồng khi chưa đủ tuổi thì mình sẽ nuôi con khó, con thiếu dinh dưỡng, rồi còi xương...”, Dao nói.
Các đoàn thể chính trị, chi hội phụ nữ tích cực tuyên truyền chống nạn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông và Dao. Vấn nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống từng phổ biến tại địa phương và là tập quán lâu đời. Người dân cho rằng con cháu thích nhau, không có trâu, bò, lợn, tiền nhiều để làm đám cưới thì mua mấy đồng bạc trắng về làm cái lý theo phong tục rồi cho chúng về ở với nhau cho nên vợ, nên chồng. Những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi chơi kéo nhau về sống chung rồi sinh con. Đây cũng là nguyên nhân đói nghèo đeo bám các bản làng triền miên năm này qua năm khác.
Ông Sùng A Binh, Chủ tịch UBND xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ cho biết, xã Tà Ngảo là một trong các địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao. Từ năm 2017 cho đến hiện tại thì xã cũng đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nhất là vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
‘Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn xã tình trạng kết hôn cận huyết thống không còn xảy ra. Tuy nhiên vấn nạn tảo hôn hiện nay đang cao và có chiều hướng gia tăng, 8 tháng năm 2022 cũng đã có 7 cặp tảo hôn. Trong công tác tuyên truyền xã cũng đã phân công tất cả các đoàn thể phối hợp với các bản, cũng như là các tổ chức, chi hội phụ nữ ở bản triển khai tuyên truyền, trong đó có mô hình chống kết hôn sớm đối với trẻ em”, ông Sùng A Binh cho hay.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn, những năm qua Hội phụ nữ xã Tả Ngảo đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân nói không với nạn tảo hôn. Đối tượng tuyên truyền là những thanh niên trẻ, chị em trong độ tuổi chuẩn bị lập gia đình; với nội dung phân tích rõ những hệ lụy, hậu quả của việc tảo hôn đến hội viên phụ nữ. Ngoài ra, các cấp hội, câu lạc bộ phụ nữ ở địa phương còn vận động hội viên phụ nữ tích cực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần.
“Tảo hôn sẽ dẫn đến hệ lụy như cặp vợ chồng sinh con xong rồi sẽ không biết cách chăm sóc, trẻ em suy dinh dưỡng là nhiều. Thứ hai nữa là sẽ dẫn đến không làm được các thủ tục cho con theo học các lớp theo độ tuổi. Kinh tế gia đình lại khó khăn, điều kiện không đảm bảo để ổn định cuộc sống, rồi dẫn đến mâu thuẫn và xảy ra tranh cãi, chửi nhau trong gia đình”, chị Mùa Thị Dị, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ nói.
Theo số liệu thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sìn Hồ, từ năm 2019 đến nay trên địa bàn có gần 550 cặp vợ chồng tảo hôn; trong đó từ đầu năm đến nay có gần 200 cặp và chủ yếu trong độ tuổi từ 13 đến 17. Để ngăn chặn nạn tảo hôn trên địa bàn, các cấp hội trên địa bàn đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền các hành vi nghiêm cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình dưới nhiều hình thức.
Tảo hôn dẫn tới tỷ lệ trẻ em thấp còi, suy dinh dưỡng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gia tăng. |
Bà Chẻo Thị Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết: Để ngăn chặn vấn nạn tảo hôn, Hội đã mở rộng thành lập các mô hình câu lạc bộ như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật và Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 ở các bản làng. Các câu lạc bộ tập trung tuyên truyền các chính sách pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên phụ nữ. Đặc biệt, hội viên phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa được phổ biến giáo dục pháp luật về dân số, hôn nhân gia đình, các nội dung có liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
“Hội cũng đã xây dựng văn bản hướng dẫn về công tác tuyên truyền, vận động triển khai nghị quyết về ngăn chặn tảo hôn sâu rộng đến hội viên phụ nữ. Để giúp cho các ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi hay 18 tuổi nhận thức rõ về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng với con em mình, để đảm bảo cuộc sống và đảm bảo giảm thiểu tình trạng tảo hôn”, bà Hà cho biết thêm.
Vấn nạn tảo hôn ở trẻ vị thành niên trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sìn Hồ đang gia tăng, khi hiện nay giới trẻ ở địa phương được sử dụng điện thoại thông minh và tiếp cận với mạng xã hội ngày càng nhiều. Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn ngay trong thời gian ngắn là điều không thể. Tuy nhiên, các cấp hội phụ nữ đang phối hợp với các đoàn thể, chính quyền ở địa phương quyết liệt vào cuộc, với quyết tâm từng bước giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để nâng cao chất lượng cuộc sống.