Phối hợp chặt chẽ để Chính phủ có phản ứng chính sách nhanh chóng
Chính phủ Việt Nam tiếp tục lắng nghe, đồng hành cùng doanh nghiệp Chính phủ Việt Nam tiếp tục lắng nghe, đồng hành cùng doanh nghiệp. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giãn cách xã hội nghiêm ngặt để kiểm soát được dịch bệnh sớm nhất Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc chiều 5/9 về công tác phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Giãn cách xã hội phải làm triệt để và trong thời gian ngắn, đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Dứt khoát không để tình trạng giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội. Cần chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine hơn trong 1 đến 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine. |
Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. |
Chính phủ luôn "cầu thị" lắng nghe ý kiến người dân, doanh nghiệp
Phát biểu khai mạc phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhấn mạnh, từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 đã gây tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của nước ta. Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc họp, làm việc với cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, khó kiểm soát đã gây ra những tác động hết sức nặng nề về kinh tế-xã hội, sức khỏe và tính mạng nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực tiễn, phát huy cao độ các nguồn lực để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, nỗ lực chăm lo cho đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay, chung sức, đồng hành cùng Chính phủ và các cấp, các ngành vượt qua khó khăn, thực hiện thành công “mục tiêu kép” - vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế.
Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã trải qua hoạt động hơn 13 năm kể từ ngày thành lập tới nay. Hoạt động của Hội đồng là một kênh hữu hiệu giúp Thủ tướng Chính phủ nắm bắt thực tế, từ đó, đưa ra các quyết sách kịp thời để hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội.
"Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ chính là “cầu nối”, thu hẹp khoảng cách giữa Chính phủ với doanh nghiệp, người dân", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh.
Vừa qua, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, nhiệm vụ của Hội đồng được Chính phủ giao tập trung chỉ đạo: Tăng cường đối thoại, kịp thời nắm bắt, xác định các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện đang tạo rào cản, vướng mắc cho doanh nghiệp, đề xuất bộ, cơ quan liên quan sửa đổi, điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Trước đó, tháng 4/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo Hội đồng tiếp tục tăng cường đối thoại, lấy ý kiến các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc, rào cản trong hoạt động kinh doanh, kịp thời gửi các bộ, cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện.
Hoạt động của Hội đồng góp phần tháo gỡ vướng mắc về TTHC
Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) Ngô Hải Phan, trong 8 tháng đầu năm 2021, các hoạt động của Hội đồng cơ bản được triển khai theo Kế hoạch đề ra, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư thương mại.
Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang tập trung thiết lập Cổng tham vấn điện tử về các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đây là giải pháp bảo đảm thực hiện việc tham vấn cả 2 chiều trên môi trường điện tử, theo đó cơ quan nhà nước tham vấn các hiệp hội, doanh nghiệp về các quy định hiện hành, dự kiến ban hành liên quan đến hoạt động kinh doanh và Phương án cắt giảm, đơn giản hoá, đồng thời các hiệp hội, doanh nghiệp có thể chủ động đề xuất các sáng kiến cải cách, đặc biệt là các quy định không còn phù hợp, là rào cản, gây khó khăn đối với hoạt động kinh doanh.
Về hoạt động tư vấn, đề xuất sáng kiến cải cách cơ chế, chính sách thủ tục hành chính, Thường trực Hội đồng đã tổ chức làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp để hoàn thiện Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài và Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Từ đó, đã báo cáo, đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và cải cách các vấn đề đang là rào cản, thách thức cho doanh nghiệp phát triển, đưa ra nhiều bài học, kinh nghiệm quốc tế để các bộ, ngành, địa phương tham khảo, tiếp tục đẩy mạnh cải cách quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đề xuất, kiến nghị của các Ban công tác và các thành viên Hội đồng đều được cơ quan thường trực Hội đồng kịp thời báo cáo Lãnh đạo Chính phủ giao các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, xử lý theo thẩm quyền, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng cùng tập trung thảo luận, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài; đồng thời, cũng chỉ ra những nguyên nhân, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong triển khai nhiệm vụ công tác, phát huy hơn nữa thế mạnh và kết quả mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong tuần tới VCCI sẽ ra mắt Hội đồng hợp tác doanh nghiệp ứng phó COVID-19, sẽ lập nền tảng giao dịch 24/7 để doanh nghiệp có thể liên tục phản ánh các vấn đề khó khăn gặp phải và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, địa phương. Trong Hội đồng sẽ có sự tham gia của các bộ, ngành, đồng thời thành lập tổ công tác nghiên cứu vướng mắc về TTHC, đánh giá việc triển khai các cơ chế, chính sách... Qua đó sẽ có tổng hợp, báo cáo thường xuyên đến Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ.
Toàn cảnh phiên họp. |
Phối hợp chặt chẽ để Chính phủ có phản ứng chính sách nhanh chóng
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của các thành viên trong triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng, đề xuất được nhiều cơ chế, chính sách liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nhiệp. Tổ chức được 42 hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội, xử lý gần 500 vấn đề liên quan đến xuất, kiến nghị của doanh nghiệp...
Từ nay đến cuối năm 2021 và những năm tiếp theo, các thành viên Hội đồng, Ban công tác cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “cầu nối” giữa Chính phủ và người dân, doanh nghiệp, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay; để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những phản ứng chính sách nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị các thành viên tập trung thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; theo đó, lựa chọn một số vấn đề, lĩnh vực trọng tâm - đang là “điểm nóng, điểm nghẽn” đối với doanh nghiệp để tổ chức rà soát, đánh giá độc lập, đề xuất và tham gia ý kiến đối với phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Các thành viên Hội đồng cần phát huy vai trò, tính chủ động và huy động các thành viên hiệp hội, tổ chức mà mình đại diện trong việc tham gia ý kiến về các quy định hiện hành, dự kiến ban hành liên quan đến hoạt động kinh doanh và Phương án cắt giảm, đơn giản hoá cũng như đề xuất các sáng kiến cải cách, đặc biệt là các quy định không còn phù hợp, là rào cản, gây khó khăn đối với hoạt động kinh doanh qua Cổng tham vấn điện tử, dự kiến cuối năm 2021 sẽ đưa vào vận hành. Đây sẽ là kênh thông tin, tương tác “nhanh chóng, hiệu quả” - giúp Hiệp hội, doanh nghiệp dễ dàng phản ánh về rào cản kinh doanh, đồng thời giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời nắm bắt thực tiễn để có những quyết sách phù hợp.
Ngoài ra, tập trung đẩy mạnh hoạt động đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ tục hành chính năm 2021 để công bố trong Quý IV/2021.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị trên cơ sở Quy chế làm việc của Hội đồng, từng Ban công tác, từng thành viên Hội đồng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động theo Kế hoạch và các nhiệm vụ mới được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; các thành viên thuộc các Ban công tác cần liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau, đẩy mạnh hoạt động; tinh thần đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh tập thể, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ./.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, tối nay ngày 02/9/2021 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 theo hình thức ghi hình. |
Cải cách thủ tục hành chính quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn Chỉ thị vừa được Chính phủ ban hành nhấn mạnh việc cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn. Trong đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết. |
Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ 13 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Sáng 26/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổ chức Phiên họp thứ 13 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo. |